Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị lao vùng hậu môn qua 15 trường hợp tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

  • Nguyễn Đắc Thao
  • Nguyễn Đức Chính
  • Nguyễn Xuân Hùng

Main Article Content

Keywords

Bệnh lao, lao vùng hậu môn, rò hậu môn

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị lao vùng hậu môn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp: 15 bệnh nhân được chẩn đoán lao vùng hậu môn qua kết quả giải phẫu bệnh/xét nghiệm vi sinh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ năm 2012 - 2017, nghiên cứu hồi cứu, mô tả, theo dõi dọc. Kết quả: 100% nam giới, 7 bệnh nhân có tiền sử mổ cũ vùng hậu môn, 3 bệnh nhân kèm suy giảm miễn dịch, 7 bệnh nhân có kèm theo lao ở cơ quan khác. Thời gian mắc bệnh trung bình 16,5 tháng. Biểu hiện lâm sàng chính là rò/áp xe cạnh hậu môn phức tạp 10 ca, 4 trường hợp biểu hiện rò/áp xe đơn giản, 1 trường hợp biểu hiện u, 13 bệnh nhân được điều trị phẫu thuật. Không có bệnh nhân nào tái phát sau mổ, 2 trường hợp mất tự chủ hậu môn sau mổ, 2 bệnh nhân tử vong khi theo dõi (1 trường hợp do lao đa cơ quan tiến triển, 1 trường hợp do bệnh bạch cầu).  Kết luận: Lao vùng hậu môn là thể bệnh hiếm gặp, có thể kèm theo lao ở bộ phận khác trong cơ thể. Mô bệnh học và xét nghiệm vi sinh có giá trị cao trong chẩn đoán. Những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý vùng hậu môn lâu không khỏi, hoặc có lao cơ quan khác có khả năng tổn thương lao vùng hậu môn. Điều trị bao gồm phẫu thuật và thuốc kháng lao theo phác đồ. 


Từ khóa: Bệnh lao, lao vùng hậu môn, rò hậu môn.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015) Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao.
2. WHO (2017) Global tuberculosis report.
3. WHO (2018) Global tuberculosis report.
4. Hassani KIM, Laalim SA et al (2012) Perianal tuberculosis: A case report and a riview of the literature. Case Reports in Infectious Diseases: 1-4.
5. Gupta PJ (2005) Ano-perianal tuberculosis - solving a clinical dilemma. African Health Sciences 5(4): 345-347.
6. Tai WC, Hu TH et al (2010) Ano-perianal tuberculosis: 15 years of clinical experiences in Southern Taiwan. Colorectal Disease 12(7): 114-120.
7. Sy DN, Hoa NB et al (2010) National survey of tuberculosis prevalence in Viet Nam. Bulletin of the World Health Organization 88: 273-280.
8. Abulaban O, Hopkins J et al (2011) Pelvic arterial embolisation in a trauma patient with a pre-existing aortobifemoral graft. Cardiovase Intervent Radiol 34(S): 102-105.
9. Nguyen Duc Chinh, Do Duc Van et al (2010) Diagnosis of intestinal tuberculosis at Viet Duc Hospital (2004 - 2009). The THAI Journal of SURGERY 31: 76-80.
10. Yaghoobi R, Khazanee A et al (2011) Gastrointestinal tuberculosis with anal and perianal involvement misdiagnosed as Crohn's disease for 15 years. Acta Derm Venereol 91: 348-349.