Đánh giá hiệu quả lâm sàng và tính an toàn của dung dịch Diquas trên bệnh nhân mổ LASIK

  • Nguyễn Xuân Hiệp Bệnh viện Mắt Trung ương
  • Phạm Thị Minh Khánh Bệnh viện Mắt Trung ương

Main Article Content

Keywords

Diquas, LASIK, khô mắt

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả lâm sàng và tính an toàn của dung dịch Diquas trên bệnh nhân mổ LASIK. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng, không có nhóm chứng. 50 mắt/25 bệnh nhân sau mổ LASIK. Đánh giá test TBUT, schirmer I, fluorescein, rose bengal và các triệu chứng chủ quan (cộm vướng, đau rát, khô mắt, nóng mắt, mỏi, mờ, chảy nước mắt) trước và sau dùng thuốc 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng. Ghi nhận các tác dụng không mong muốn (cương tụ kết mạc, phù mi, kết mạc, đau rát, nhìn mờ, đau đầu…). Kết quả: Ở thời điểm 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng sau dùng thuốc: TBUT, schirmer I tăng lên trên bệnh nhân mổ LASIK, điểm nhuộm bắt màu fluorescein, rose bengal giảm đi có ý nghĩa với p<0,01. Các triệu chứng chủ quan (cộm vướng, đau rát, khô mắt, nóng mắt, mỏi, mờ, chảy nước mắt) đều giảm với p<0,01. Có 6 mắt mổ LASIK cương tụ kết mạc sau dùng thuốc 1 tuần kèm theo đau rát mắt. Kết luận: Diquas hiệu quả trong cải thiện triệu chứng khô mắt và an toàn trên bệnh nhân sau mổ LASIK.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Akihiko Y, Kazuo T, Yuichi O (2012) An open label long-term study of 3% diquafosol sodium in dry eyes. Journal of the Eye 29: 527-535.
2. Ayami M, Yosai M, Ryohei N et al (2013) Efficacy of long-term treatment with diquafosol sodium for dry eye due to laser in situ keratomileusis. Journal of the Eye 30(2): 249-253.
3. Corrales RM, Narayanan S, Fernandez I et al (2011) Ocular mucin gene expression levels as biomarkers for the diagnosis of dry eye syndrome. Invest Ophthalmol Vis Sci 52: 8363-8369.
4. Erie JC, McLaren JW, Hodge DO, Bourne WM (2005) Recovery of corneal subbasal nerve density after PRK and LASIK. Am. J. Ophthalmol 140: 1059–1064.
5. Kamiya K, Nakanishi M et al (2012) Clinical evaluation of the additive effect of diquafosol tetrasodium on sodium hyaluronate monotherapy in patients with dry eye syndrome: A prospective, randomized, multicenter study. Eye 26: 1363-1368.
6. Marcella Q Salomão et al (2009) Dry eye associated with laser in situ keratomileusis: Mechanical microkeratome versus femtosecond laser. J Cataract Refract Surg 35(10): 1756-1760.
7. Patel SV, Mclaren JW, Kittleson KM et al (2010) Subbasal nerve density and corneal sensitivity after laser in situ keratomileusis: Femtosecond laser vs mechanical microkeratome. Arch Ophthalmol 128: 1413-1419.
8. Tauber J, Davitt WF, Bokosky JE et al (2004) Double-masked, placebo-controlled safety and efficacy trial of diquafosol tetrasodium (INS365) ophthalmic solution for the treatment of dry eye. Cornea 23: 784-792.
9. Toda I, Asano-Kano N, Komai-Hori Y et al (2001) Dry eye after laser in situ keratomileusis. Am J Ophthalmol 132: 1-7.
10. Toda I, Ide T, Fukumoto T, Ichihashi Y, Tsubota K (2014) Combination therapy with diquafosol tetrasodium and sodium hyaluronate in patients with dry eye after laser in situ keratomileusis. Am J Ophthalmol 157(3): 616-622.