Khảo sát đặc điểm tổn thương thân chung động mạch vành trái trên siêu âm nội mạch ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn tính được can thiệp
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm tổn thương thân chung động mạch vành trái (LM) trên siêu âm nội mạch ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn tính được can thiệp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang bệnh nhân bệnh mạch vành mạn tính được can thiệp thân chung động mạch vành trái có sử dụng siêu âm nội mạch (IVUS) tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 04/2017 đến tháng 10/2019. Kết quả: Có 55 bệnh nhân (nam 61,8%, tuổi trung bình 68,9 ± 1,1 năm), 45,5% đã can thiệp mạch vành. Trên chụp mạch vành: Vị trí tổn thương ở lỗ vào 18,2%, đoạn giữa 3,6%, đoạn xa 78,2%, tỷ lệ hẹp trung bình 45,7 ± 14,9%, 29,1% hẹp thân chung > 50%, 70,9% bệnh thân chung trung gian. Trên IVUS: Vị trí có MLA ≤ 6mm2 đoạn gần 18,2%, đoạn giữa 12,7%, đoạn xa 78,2%, gánh nặng mảng xơ vữa ở tất cả vị trí hẹp đều > 50%, mảng xơ vữa hỗn hợp, vôi hoá, và tái định dạng trung gian chiếm đa số. So với chụp mạch vành, IVUS giảm chẩn đoán tổn thương đoạn gần động mạch liên thất trước (từ 94,5% còn 90,4%), động mạch mũ (từ 36,4% còn 21,8%), giảm tổn thương chỗ chia đôi từ 36,4% còn 21,8% có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Với 29,1% hẹp thân chung > 50%, 70,9% bệnh thân chung trung gian trên chụp mạch vành, IVUS ghi nhận MLA ≤ 6mm2, gánh nặng mảnh xơ vữa > 50%. So với chụp mạch vành, IVUS giảm chẩn đoán tổn thương đoạn gần động mạch liên thất trước, động mạch mũ, từ đó giảm tổn thương chỗ chia ba có ý nghĩa thống kê.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Hoàng Vân (2016) Nghiên cứu kết quả và một số yếu tố ảnh hưởng phương pháp đặt stent trong điều trị tổn thương thân chung động mạch vành trái. Luận án Tiến sĩ y học.
3. Khổng Nam Hương, Nguyễn Quang Tuấn và Phạm Mạnh Hùng (2013) Giá trị của siêu âm trong lòng mạch (IVUS) trong hướng dẫn điều trị thân chung động mạch vành trái. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 64, tr. 1-8.
4. Nguyễn Quang Tuấn (2017) Stent và kỹ thuật đặt stent. Chụp và can thiệp động mạch vành qua. Một số nguyên lý và kỹ thuật cơ bản, Nhà xuất bản Y Học, tr. 355-372.
5. Bing R, Yong AS, Lowe HC (2015) Percutaneous transcatheter assessment of the left main coronary artery: Current status and future directions. JACC Cardiovasc Interv 8(12): 1529-39.
6. De la Torre Hernandez JM, Garcia Camarero T (2015) Intravascular ultrasound for the diagnosis and treatment of left main coronary artery disease. Interv Cardiol Clin 4(3): 361-381.
7. de la Torre Hernandez JM et al (2011) Prospective application of pre-defined intravascular ultrasound criteria for assessment of intermediate left main coronary artery lesions results from the multicenter LITRO study. J Am Coll Cardiol 58(4): 351-358.
8. Inaba S et al (2014) Compensatory enlargement of the left main coronary artery: Insights from the PROSPECT study. Coron Artery Dis 25(2): 98-103.
9. Shah R et al (2017) Meta-Analysis comparing coronary artery bypass grafting to drug-eluting stents and to medical therapy alone for left main coronary artery disease. Am J Cardiol 120(1): 63-68.
10. Stone GW et al (2016) Everolimus-eluting stents or bypass surgery for left main coronary artery disease. N Engl J Med 375(23): 2223-2235.
11. Tamburino C et al (2009) Left main coronary artery disease: A practical guide for the interventional cardiologist. Springer, Dordrecht; New York 16: 126.