Chỉ định, kỹ thuật của phẫu thuật nội soi kết hợp nội soi đường mật và tán sỏi điện thủy lực điều trị sỏi đường mật chính
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét chỉ định, kỹ thuật của phẫu thuật nội soi kết hợp nội soi đường mật và tán sỏi điện thủy lực điều trị sỏi đường mật chính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu 111 trường hợp sỏi đường mật chính điều trị bằng phẫu thuật nội soi kết hợp nội soi đường mật và tán sỏi điện thủy lực tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí và Bệnh viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, từ tháng 5/2015 đến tháng 7/2017. Kết quả: Chỉ định: Tỷ lệ người bệnh có sỏi đường mật ngoài gan là 71,17%, sỏi đường mật trong gan 9,00%, đồng thời có sỏi đường mật ngoài gan và trong gan 19,82%. Phẫu thuật theo chương trình là 89,19%, cấp cứu 10,81%. Phẫu thuật sau khi lấy sỏi qua nội soi đường mật ngược dòng thất bại 11,71% và tỷ lệ có tiền sử phẫu thuật đường mật là 16,21%. Kỹ thuật: Số trocar đặt trung bình là 4,17 ± 0,66. Thực hiện lấy sỏi qua mở ống mật chủ 89,72%, qua ống túi mật 10,28%. Phương pháp lấy sỏi bằng rọ 43,93%, tán sỏi điện thủy lực 27,10% và Mirizzi 16,82%. Đặt dẫn lưu Kehr 83,16%, khâu kín ngay ống mật chủ 7,47%. Một trường hợp bị thủng tá tràng trong mổ và được khâu lại ngay bằng nội soi. Kết luận: Phẫu thuật nội soi kết hợp nội soi đường mật và tán sỏi điện thủy lực ngày càng được chỉ định rộng rãi trong điều trị sỏi đường mật chính. Đây là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả đối với sỏi đường mật tại Việt Nam.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Ngọc Bích (2009) Kết quả phẫu thuật nội soi lấy sỏi và khâu ngay ống mật chủ tại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học thực hành, 6, tr. 34-37.
3. Nguyễn Khắc Đức và cộng sự (2006) Phẫu thuật nội soi điều trị sỏi đường mật chính tại Bệnh viện Việt Đức. Tạp chí Y học Việt Nam, số đặc biệt, tr. 320-325.
4. Lê Quốc Phong và cộng sự (2011) Nghiên cứu ứng dụng và kết quả phẫu thuật nội soi mở ống mật chủ lấy sỏi điều trị sỏi đường mật. Tạp chí Y học thực hành, tr. 35-37.
5. Koc B et al (2013) Comparison of laparoscopic common bile duct exploration and endoscopic retrograde cholangiopancreatography plus laparoscopic cholecystectomy for choledocholithiasis: A prospective randomized study. Am J Surg 206(4): 457-63.
6. Paganini AM et al (2007) Thirteen years' experience with laparoscopic transcystic common bile duct exploration for stones. Effectiveness and long-term results. Surg Endosc 21(1): 34-40.
7. Pu Q et al (2017) Reoperation for recurrent hepatolithiasis: Laparotomy versus laparoscopy. Surg Endosc 31(8): 3098-3105.
8. Stoker ME et al (1991) Laparoscopic common bile duct exploration. J Laparoendosc Surg 1(5): 287-293.
9. Zhang K et al (2016) Primary closure following laparoscopic common bile duct reexploration for the patients who underwent prior biliary operation. Indian J Surg 78(5): 364-370.
10. Zhu B et al (2014) Comparison of emergent versus elective laparoscopic common bile duct exploration for patients with or without nonsevere acute cholangitis complicated with common bile duct stones. J Surg Res 187(1): 72-76.