Đánh giá kết quả phẫu thuật tái tạo hai dây chằng chéo khớp gối một thì bằng gân tự thân với kỹ thuật nội soi
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả tái tạo hai dây chằng chéo khớp gối 1 thì qua nội soi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu với 52 bệnh nhân (31 nam và 21 nữ) được tái tạo hai dây chằng chéo khớp gối từ tháng 8 năm 2008 đến tháng 2 năm 2019. Thời gian theo dõi tối thiểu 1 năm sau phẫu thuật (từ 12 đến 92 tháng). Kết quả: Đánh giá kết quả sau phẫu thuật ít nhất 1 năm theo các thang điểm IKDC và Lysholm. Theo phân loại theo IKDC-2000, tại thời điểm theo dõi có 5 bệnh nhân xếp loại A, 32 bệnh nhân xếp loại B, 15 bệnh nhân xếp loại C so với 52 loại D thời điểm trước phẫu thuật. Theo thang điểm của Lyshom, điểm trung bình tại thời điểm theo dõi là 86,9 ± 9,5 điểm so với trước mổ là 43,6 ± 9,3 (cụ thể có 5 rất tốt, 33 tốt, 14 bệnh nhân kết quả trung bình. Kết luận: Phẫu thuật tái tạo hai dây chằng chéo khớp gối tuy bệnh nhân không thể phục hồi hoàn toàn như trước khi bị chấn thương nhưng hầu hết bệnh nhân phục hồi chức năng ổn định và đã cải thiện đáng kể chức năng khớp gối so với tình trạng trước phẫu thuật của họ.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Zorzi C, Alam M, Iacono V, Madonna V, Rosa D, Maffulli N (2013) Combined PCL and PLC reconstruction in chronic posterolateral instability. Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc 21(5): 1036-1042.
3. De-Cheng Shao, Bai-Cheng Chen, Shi-Jun Gao, Xiao-Feng Wang, Ran Sun (2008) Arthroscopic simultaneous reconstruction of posterior cruciate ligament using double femoral tunnel technique and anterior cruciate ligament with achilles allograft. Journal: Zhonghua Wai Ke Za Zhi 46(2): 94-97 [Chinese journal of surgery].
4. Fanelli GC (2000) Treatment of combined anterior cruciate ligament - posterior cruciate ligament lateral side injuries of the knee. Clinics in Sports Medicine 19(3): 493-502.
5. Fanelli GC, Edson CJ (2002) Arthoscopically assisted combined anterior and posterior cruciate ligament reconstruction in the multiple ligament injured knee: 2 to 10-year follow-up. Arthoroscopy 18: 703-714.
6. Fanelli GC, Edson CJ (2004) Combined posterior cruciate ligament-posterolateral reconstructions with Achilles tendon allograft and biceps femoris tendon tenodesis: 2 to 10-year follow-up. Arthroscopy 20(4): 339-345.
7. Fayed AM, Rothrauff BB, de Sa D et al (2020) Clinical studies of single-stage combined ACL and PCL reconstruction variably report graft tensioning, fixation sequence, and knee flexion angle at time of fixation. Knee Surg Sports Traumatol Arthroscopy 165.
8. Hayashi R, Kitamura N, Kondo E, Anaguchi Y, Tohyama H, Yasuda K (2008) Simultaneous anterior and posterior cruciate ligament reconstruction in chronic knee instabilities: Surgical concepts and clinical outcome. Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc 16(8): 763-769.
9. Irrgang JJ, Fitzgerald GK (2000) Rehabilitation of the multiple-ligament-injured knee. Clin Sports Med 19(3): 545-571.
10. Kim SJ, Kim SH, Jung M, Kim JM, Lee SW (2015) Does sequence of graft tensioning affect outcomes in combined anterior and posterior cruciate ligament reconstructions? Clin Orthop Relat Res 473(1): 235-243.
11. Noyers FR, Barber-Westin SD (1997) Reconstruction of the anterior and posterior crusciate ligaments after knee dislocation. Am J Sports Med 7(25): 769.
12. Lai Z, Liu ZX, Yang JL, Zhang ZF, Chang YL (2016) Clinical effect of staged repair and reconstruction of multiple ligament injuries in knee joints. Zhongguo Gu Shang 29(5): 404-407.