Nhận xét đặc điểm kỹ thuật, tính an toàn và một số yếu tố liên quan của phương pháp kẹp clip đơn thuần và kẹp clip kết hợp tiêm adrenalin 1/10.000 qua nội soi điều trị chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm kỹ thuật, tính an toàn và một số yếu tố liên quan của phương pháp kẹp clip đơn thuần và kẹp clip kết hợp tiêm adrenalin 1/10.000 qua nội soi điều trị chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng. Đối tượng và phương pháp: 150 bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: Nhóm I: Clip đơn thuần (n = 75) và nhóm II: Clip + adrenalin 1/10.000 (n = 75). Tất cả các bệnh nhân đều được điều trị nội trú, khám lâm sàng, cận lâm sàng và nội soi đường tiêu hóa trên. Các thông số thiết lập mối liên quan: Rockall lâm sàng, Rockall đầy đủ và Blatchford. Kết quả: Không có các biến chứng nặng nề sau điều trị giữa nhóm I và II (p>0,05). Số lượng clip sử dụng ở nhóm I là: 2,07 ± 0,827, ở nhóm II là: 2,19 ± 1,087, sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p=0,448). Điểm Rockall lâm sàng, Rockall đầy đủ và điểm Blatchford tăng cao hơn có ý nghĩa ở bệnh nhân loét dạ dày so với loét tá tràng (p<0,05). Điểm Rockall lâm sàng, Rockall đầy đủ và điểm Blatchford tăng cao hơn có ý nghĩa ở bệnh nhân phải truyền máu so với bệnh nhân không phải truyền máu (p<0,001). Kết luận: Không có các biến chứng nặng nề sau điều trị nội soi. Điểm Rockall lâm sàng, Rockall đầy đủ và điểm Blatchford có liên quan đến truyền máu, vị trí ổ loét dạ dày-tá tràng.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Hội nghị Khoa học Tiêu hóa Việt Nam (2009) Khuyến cáo xử trí xuất huyết tiêu hóa trên cấp tính không do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Tạp chí khoa học tiêu hóa Việt Nam, tập IV, số 17, tr. 1178-1192.
3. Lê Quang Đức (2017) Nghiên cứu kết quả điều trị chảy máu do loét dạ dày tá tràng bằng phương pháp điện đông lưỡng cực đơn thuần và phối hợp tiêm dung dịch adrenalin 1/10.000 qua nội soi. Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân y.
4. Rockall TA, Logan RF, Devlin HB, Northfield TC (1996) Risk assessment after acute upper gastrointestinal haemorrhage. Gut 38(3): 316-322.
5. Blatchford O, Murray WR, Blatchford M (2000) A risk score to predict need for treatment for upper-gastrointestinal haemorrhage. Lancet 356: 1318-1132.
6. Siau K, Chapman W, Sharma N et al (2017) Management of acute upper gastrointestinal bleeding: An update for the general physician. Journal of the Royal College of Physicans of Edinburgh 47(3): 218-230.
7. Barkun A, Bardou M, Kuipers E et al (2010) International consencus recommendations on the management of patients with non variceal upper gastrointestinal bleeding. Ann Intern Med 152: 101-113.
8. Lin HJ, Hsieh YH, Tseng GY et al (2002) A prospective, randomized trial of large-versus small-volume endoscopic injection of epinephrine for peptic ulcer bleeding. Gastrointest Endosc 55: 615-619.
9. Liou TC, Lin SC, Wang HY, Chang WH (2006) Optimal injection volume of epinephrine for endoscopic treatment of peptic ulcer bleeding. World J Gastroenterol 12(19): 3108-3113.
10. Ljubicic N, Budimir N, Biscanin A et al (2012) Endoclips vs large or small-volume epinephrine in peptic ulcer recurrent bleeding. World J Gastroenterol 18(18): 2219-2222.
11. Park CH, Lee SJ, Park JH et al (2004) Optimal injection volume of epinephrine for endoscopic prevention of recurrent peptic ulcer bleeding. Gastrointest Endosc 60: 875-880.