Nghiên cứu mối liên quan giữa chỉ số điện cơ kim với lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

  • Nguyễn Tường Ngọc Linh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đức Thuận Bệnh viện Quân y 103

Main Article Content

Keywords

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bệnh lý rễ thần kinh, cộng hưởng từ, chẩn đoán điện

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm biến đổi chỉ số điện cơ kim và mối liên quan với lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Đối tượng và phương pháp: Gồm 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 09/2020 đến tháng 03/2021. Kết quả: Nhóm tuổi 40 - 59 chiếm tỷ lệ cao nhất 48,3%; tỷ lệ nam/nữ là 1,14/1, vị trí thoát vị đĩa đệm L4-L5 63,3%, L5-S1 30%, L4-L5 và L5-S1 6,7%, kiểu thoát vị ra sau lệch phải 41,6%, thoát vị ra sau lệch trái 55%, lỗ ghép 3,4%. Về điện cơ kim bên bệnh: Tỷ lệ bệnh nhân có bất thường điện cơ kim 50%, trong đó: Tổn thương rễ L5 30%, rễ S1 13,3%, rễ L5 và S1 6,7%; 90% bệnh nhân có điện thế tự phát; 100% bệnh nhân có kết tập giảm và đơn vị vận động bệnh thần kinh. Tỷ lệ bất thường điện cơ kim cao hơn ở nhóm bệnh nhân: Mắc bệnh trên 6 tháng, đau nặng và rất nặng theo thang điểm VAS, thoát vị đĩa đệm giai đoạn 3, thoát vị đĩa đệm mức độ nặng, chèn ép rễ độ III và hẹp ống sống mức độ nặng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Có mối liên quan giữa tỷ lệ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có biến đổi trên điện cơ kim với mức độ nặng trên lâm sàng và mức độ tổn thương trên MRI cột sống thắt lưng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Chương (2013) Thực hành lâm sàng thần kinh. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tập V, tr. 294-307.
2. Nguyễn Hữu Công (1998) Chẩn đoán điện và bệnh lý thần kinh cơ. Nhà xuất bản Y học, Thành Phố Hồ Chí Minh, tr. 52-70.
3. Bryan ET, Kerry HL and Russ AB (2003) Comparison of surgical and electrodiagnostic findings in single root lumbosacral radiculopathies. Muscle & Nerve: Official Journal of the American Association of Electrodiagnostic Medicine 27(1): 60-64.
4. Christopher TP (2003) Electrodiagnostic challenges in the evaluation of lumbar spinal stenosis. Physical Medicine and Rehabilitation Clinics 14(1): 57-69.
5. Pfirrmann CW et al (2004) MR image–based grading of lumbar nerve root compromise due to disk herniation: Reliability study with surgical correlation. Radiology 230(2): 583-588.
6. David CP and Barbara ES (2012) Electromyography and neuromuscular disorders e-book: Clinical-electrophysiologic correlations (Expert Consult-Online). Elsevier Health Sciences.
7. Haibi Cai, Mitchell Kroll and Thiru Annaswamy (2021) Motor unit number index in evaluating patients with lumbar spinal stenosis. American Journal of Physical Medicine & Rehabilitation.
8. Mohamed AM et at (2012) Outcome and prognostic factors for recurrent lumbar disc herniation surgery. Egyptian Journal of Neurology, Psychiatry & Neurosurgery 49(2).
9. Raj MA, Nicholas SA and Brian JN (2017) Lumbar disc herniation. Current reviews in musculoskeletal medicine 10(4): 507-516.
10. Timothy RD, Thiru MA and Christopher TP (2020) Evaluation of persons with suspected lumbosacral and cervical radiculopathy: Electrodiagnostic assessment and implications for treatment and outcomes (Part I). Muscle & nerve 62(4): 462-473.
11. William Michael Bailey (2006) A practical guide to the application of AJNR guidelines for nomenclature and classification of lumbar disc pathology in Magnetic Resonance Imaging (MRI). Radiography 12(2): 175-182.
12. Zhi-Xiang Cheng et al (2021) Chinese Association for the Study of Pain: Expert consensus on diagnosis and treatment for lumbar disc herniation. World journal of clinical cases 9(9): 2058.