Đánh giá mối liên quan giữa các chỉ số rối loạn đồng bộ cơ học thất trái bằng siêu âm đồng bộ mô TSI với xạ hình tưới máu cơ tim có gắn cổng điện tim ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim

  • Nguyễn Thị Thanh Trung Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
  • Lê Ngọc Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thái Giang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Siêu âm đồng bộ mô (TSI), xạ hình tưới máu cơ tim có gắn cổng điện tim (GSPECT)

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa các chỉ số đánh giá rối loạn đồng bộ thất trái bằng siêu âm đồng bộ mô TSI với GSPECT. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 140 đối tượng trong đó có 106 bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim và 34 bệnh nhân không có bệnh tim mạch. Kết quả: Tuổi trung bình ở nhóm bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim 65,4 ± 10,3 năm, nam giới chiếm 83,96% và nhóm chứng có tuổi trung bình là 62,7 ± 6,4 năm và 76,47% nam giới. Ở nhóm sau nhồi máu cơ tim, chỉ số rối loạn đồng bộ thất trái trên siêu âm gồm Ts-Diff là 121,81 ± 49,81, Ts-SD 12 là 43,16 ± 22,19, trên xạ hình tưới máu cơ tim có gắn cổng điện tim gồm PSD là 48,69 ± 19,49 và HBW là 154,95 ± 71,97. Chỉ số Ts-Diff 12 và Ts-SD 12 đều có tương quan tuyến tính với chỉ số PSD, HBW trên xạ hình tưới máu cơ tim có gắn cổng điện tim với r lần lượt là 0,64; 0,57 và 0,60; 0,53. GSPECT có khả năng phát hiện ra số ca rối loạn đồng bộ nhiều hơn so với TSI. Kết luận: Giá trị của các chỉ số đánh giá rối loạn đồng bộ thất trái bằng TSI trong nghiên cứu có liên quan với chỉ số đánh giá rối loạn đồng bộ trên GSPECT.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Quyền Đăng Tuyên (2010) Nghiên cứu rối loạn đồng bộ tâm thất ở bệnh nhân suy tim bằng siêu âm Doppler và Doppler mô cơ tim. Luận án Tiến sĩ y học, Viện Nghiên cứu khoa học Y dược Lâm sàng 108.
2. Ng A.C.T, Tran D.T., Allman C et al (2010) Prognostic implications of left ventricular dyssynchrony early after non-ST elevation myocardial infarction without congestive heart failure. Eur Heart J 31(3): 298-308.
3. Ko JS, Jeong MH, Lee MG et al (2009) Left ventricular dyssynchrony after acute myocardial infarction is a powerful indicator of left ventricular remodeling. Korean Circ J 39(6): 236-242.
4. Pazhenkottil, Aju P, Buechel, Ronny R, and Husmann, Lars (2011) Long-term prognostic value of left ventricular dyssynchrony assessment by phase analysis from myocardial perfusion imaging. Heart 97: 33-37.
5. Gorcsan J, Abraham T, Agler DA et al (2008) Echocardiography for cardiac resynchronization therapy: Recommendations for performance and reporting - a report from the American Society of echocardiography dyssynchrony writing group endorsed by the heart rhythm society. J Am Soc Echocardiogr 21(3): 191-213.
6. Holly, Thomas A, Abbott, Brian G and Al-Mallah, Mouaz (2010) Asnc imaging guidelines for nuclear cardiology procedures: Single photon-emission computed tomography. Journal of Nuclear Cardiology 17(5): 941-973.
7. Chen, Ji, Garcia, Ernest V and Bax, Jeroen J (2011) SPECT myocardial perfusion imaging for the assessment of left ventricular mechanical dyssynchrony. Journal of Nuclear Cardiology 18(4): 685-694.
8. Chen, Ji, Garcia, Ernest V, and Folks, Russell D (2005) Onset of left ventricular mechanical contraction as determined by phase analysis of ECG-gated myocardial perfusion SPECT imaging: Development of a diagnostic tool for assessment of cardiac mechanical dyssynchrony. Journal of Nuclear Cardiology 12(6): 687-695.
9. Alam I, Haque T, Badiuzzaman M et al (2016) Left ventricular dyssynchrony in acute ST elevated myocardial infarction in patients with normal QRS duration. Bangladesh Heart Journal 30(1): 13-21.
10. Henneman MM, Chen J, Dibbets-Schneider P et al (2007) Can LV dyssynchrony as assessed with phase analysis on gated myocardial perfusion SPECT predict response to CRT?. J Nucl Med 48(7): 1104-1111.