Đánh giá kết quả điều trị chấn thương thận kín
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị chấn thương thận kín. Đối tượng và phương pháp: 37 bệnh nhân bị chấn thương thận kín được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 10/2014 đến tháng 6/2018. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu. Kết quả: 37 bệnh nhân chia thành 2 nhóm: Chấn thương thận nhẹ (độ 1 - 3) và chấn thương thận nặng (độ 4 - 5). Tỷ lệ điều trị bảo tồn thận thành công là: 89,2%, trong đó bảo tồn 100% bệnh nhân nhóm chấn thương nhẹ và 76,47% bệnh nhân nhóm chấn thương nặng. Điều trị nội khoa 64,9%, can thiệp mạch 2,7%, phẫu thuật 18,9%, cắt thận 10,8%, nội soi đặt stent JJ niệu quản 2,7%. Kết luận: Điều trị bảo tồn cho chấn thương thận kín với huyết động ổn định là an toàn, nguy cơ biến chứng thấp. Quyết định điều trị bảo tồn thận có can thiệp, phẫu thuật nên dựa vào huyết động, tình trạng mất máu và phân độ chấn thương.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Trần Thanh Phong (2017) Nghiên cứu phương pháp điều trị bảo tồn thận chấn thương độ 4, 5. Tạp chí Y dược học, số đặc biệt, tr. 93-97, 8/2017.
3. Trần Quốc Hòa (2018) Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thận. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Alman AL, Haas A, Dinchman KH, Spimak JP (2000) Selective nonoperative management of blunt grade 5 renal injury. J.Urol 164(1): 27-30.
5. Mingoli A, La Torre M, Migliori E (2017) Operative and nonoperative management for renal trauma: Comparison of outcomes. A systematic review and meta-analysis. Therapeutics and Clinical Risk Management Journals 13: 1127-1138.
6. Bryk DJ, Zhao LC (2016) Guideline of guidelines: A review of urological trauma guidelines. BJU Int 117(2): 226-234.
7. Lanchon C, Fiard G (2016) High grade blunt renal trauma: Predictors of surgery and long-term outcomes of conservative management. A prospective single center study. J. Urol 195(1): 106-111.
8. Buckley JC, Macanich JW (2006) Selective management of isolated and nonisolated grade IV renal injuries. J. Urol 176(6): 2498-2502.
9. Hardee MJ, Lowrance W, Brant WO, Person AP, Stevens MH, Myers JB (2013) High grade renal injuries: Application of parkland hospital preditors of intervention for renal hemorrhage. J. Urol 189(5): 1771-1776.
10. Morey AF, Brandes S, Dugi DD (2014) Urotrauma: AUA guideline. J. Urol 192(2): 327-335.
11. Santucci RA, Fisher MB (2005) Literature increasingly supports expectant management of renal trauma- a systematic review. J. Trauma 59(2): 493-503.
12. Wilden GM, Velmahos GC (2013) Successful nonoperative management of the most severe blunt renal injuries. JAMA surg 148(10): 924.