Kết quả siêu âm tuyến giáp, chọc hút tế bào kim nhỏ, sinh thiết tức thì và xét nghiệm đột biến gen BRAF trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể nhú
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả kết quả của một số xét nghiệm cận lâm sàng trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể nhú tại Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 49 bệnh nhân ung thư tuyến giáp, phẫu thuật tại Bệnh viện Quân y 103 có chẩn đoán mô bệnh học sau mổ là ung thư tuyến giáp thể nhú, từ tháng 9/2017 đến tháng 4/2018. Kết quả: Tuổi trung bình là 43,37 ± 6,3. Tỷ lệ nữ/nam là 4,44. Thời gian mắc bệnh trung bình là 8,35 tháng. Nhân ở thuỳ phải chiếm tỷ lệ cao nhất là 57,1%, tính chất nhân giảm âm là 91,8%, tính chất vôi hoá chiếm gần 1/2 số bệnh nhân (44,9%) và chủ yếu là TIRADS 2, 3 và 4a. Tỷ lệ chẩn đoán chính xác ung thư tuyến giáp thể nhú bằng chọc hút tế bào bằng kim nhỏ và sinh thiết tức thì rất cao (93,9% và 98%). Có 14 trường hợp (28,6%) phát hiện có đột biến gen BRAF. Kết luận: Siêu âm, chọc hút tế bào kim nhỏ, sinh thiết tức thì và xét nghiệm đột biến gen BRAF là các xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể nhú.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Trần Minh Đức (2002) Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị ngoại khoa. Luận án Tiến sỹ y học, Học viện Quân y.
3. Phạm Văn Trung (2010) Nghiên cứu các chỉ số có giá trị trong chẩn đoán và tiên lượng kết quả điều trị ngoại khoa ung thư tuyến giáp. Luận án Tiến sỹ y học, Học viện Quân y.
4. Trần Văn Tuấn, Nguyễn Đình Tuần (2010) Khảo sát hình ảnh siêu âm và chọc hút tế bào kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm các khối bất thường tuyến giáp tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, phụ bản số 4, tr. 518-521.
5. Trịnh Thị Thu Hồng, Vương Thừa Đức (2009) Hình ảnh siêu âm trong dự đoán ung thư bướu đa nhân. Tạp chí Y học Tp Hồ Chí Minh 14(1), tr. 55-59.
6. Phạm Đình Duy, Nguyễn Công Minh (2009) Nghiên cứu chẩn đoán xác định ung thư tuyến giáp. Tạp chí Y học Tp Hồ Chí Minh 6(13).
7. Kim BM, Kim MJ, Kim EK (2008) Sonographic diffirentiation of thyroid nodules with eggshell calcifications. J Ultrasound Med 227(10): 1425-1430.
8. Pelizzo MR, Dobrinja C, Casal Ide E et al (2014) The role of BRAF (V600E) mutation as poor prognostic factor for the outcome of patients with intrathyroid papillary thyroid carcinoma. Biomed Pharmacother 68(4): 413-417.
9. Niederer-Wust SM, Jochum W, Forbs D et al (2015) Impact of clinical risk scores and BRAF V600E mutation status on outcome in papillary thyroid carcinoma. Surgery 157(1): 119-125.
10 Elisei R, Viola D, Torregrossa L et al (2012) The BRAF (V600E) mutation is an independent, poor prognostic factor for the outcome of patients with low-risk intrathyroid papillary thyroid carcinoma: single-institution results from a large cohort study. J Clin Endocrinol Metab 97(12): 4390-4398.