Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng rối loạn tiểu tiện trên bệnh nhân Parkinson

  • Nguyễn Văn Hướng Trường Đại học Y Hà Nội
  • Trần Thị Hậu Trường Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Rối loạn tiểu tiện, bệnh Parkinson

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả, đánh giá một số đặc điểm lâm sàng rối loạn tiểu tiện trên bệnh nhân Parkinson. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 60 bệnh nhân được chẩn đoán Parkinson theo tiêu chuẩn của Ngân hàng não hội Parkinson Vương quốc Anh, kèm theo có rối loạn tiểu tiện đã loại trừ các nguyên nhân nội khoa. Tất cả các đối tượng nghiên cứu được đánh giá triệu chứng rối loạn tiểu tiện qua khám lâm sàng và thang điểm IPSS (International prostate symptom score) của Hội Niệu học Thế giới. Kết quả: Nhóm tuổi có rối loạn tiểu tiện nhiều nhất 50-59 tuổi (40%). Nam và nữ gặp tương đương nhau. Rối loạn tiểu tiện mức độ trung bình hay gặp nhất (65%), mức độ nhẹ 25%, mức độ nặng 10%. Triệu chứng tiểu đêm nhiều lần chiếm tỷ lệ cao nhất (83,3%) và triệu chứng tiểu cách hai giờ với tỷ lệ 65% cao hơn các loại rối loạn tiểu tiện khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Tuổi trung bình của bệnh nhân Parkinson có rối loạn tiểu tiện là 66,78 ± 7,89. Rối loạn tiểu tiện mức độ trung bình hay gặp nhất, ít gặp nhất là mức độ nặng. Triệu chứng tiểu đêm nhiều, tiểu cách hai giờ thường gặp nhất, ít gặp là triệu chứng tiểu không hết.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Richard B Dewey (2007) Autonomic dysfunction and management. In Handbook of Parkinson’s disease 4th ad.
2. Michele Rajput et al (2007) Epidemiology in Handbook of Pakinson’s Disease. 4th ed”: 19-28.
3. Karen H Karlsen et al (2000) Health related quality of life in Parkinson’s disease: A prospective longitudinal study. Neurol Neurosurg Psychiatry 69: 584-598.
4. Rajesh Pahwa, Kelly E Lyous, Informa Healthcare USA, Inc, Karek K (2007) Neuroimaging Handbook of Parkinson’s disease fourth edition.
5. Oscas Bernal-Pacheco et al (2012) Nonmotor manifestation in Parkinson’s disease. The Neurologist 18: 1-16.
6. Truini A, Frontoni M, Gruccu G (2013) Parkinson’s disease related urinary disorder: A review of recent findings. J Neurol 260: 330-334.
7. Barry MJ et al (1992) The American Urological Associantion symptom index for benign prostatic hyperplasia. The measurement committee of the American Urological Association. J Urology 148(5): 1549-1557.
8. Driver DE et al (2007) The PRIAMO study: A multicenter assessment of nonmotor symptoms and their impact on quality of life in Parkinson’s disease. Movement Disorder 11: 1641-1649.
9. Ray Chaudhuri K et al (2011) The nondeclaration of nonmotor symptoms of Parkinson’s disease to health care professionals: An international study using the nonmotor symptoms questionnaire. Movement Disorder 25(6): 704-709.
10. Raimundo Nonato Campos-Sausa (2003) Urinany symptoms in Parkinson’s disease prevalence and associated factors. Arp Neuropsiquiatr 61: 359-363.