Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả can thiệp điều trị bệnh động mạch chi dưới mạn tính khu vực dưới gối
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả can thiệp nong bóng thường điều trị tổn thương động mạch dưới gối. Đối tượng và phương pháp: 91 chân (của 85 bệnh nhân) có tổn thương động mạch dưới gối do vữa xơ, điều trị tại Khoa Chẩn đoán và can thiệp tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 5/2011 đến tháng 6/2016. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu kết hợp hồi cứu. Can thiệp nong bóng thường động mạch dưới gối, theo dõi sau 1, 3, 6, 12 tháng bằng khám lâm sàng, siêu âm, ABI, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả can thiệp. Kết quả: Qua nghiên cứu can thiệp động mạch dưới gối ở nhóm bệnh nhân có tuổi trung bình 75,8 năm, nam giới chiếm 64,8%, ABI trung bình 0,56. Tổn thương động mạch dưới gối (theo TASC 2015) đa số là TASC C (63,7%) và TASC D (29,7%), thấy giai đoạn lâm sàng (theo Rutherford) càng nặng thì tỷ lệ thành công huyết động có xu hướng càng giảm và tỷ lệ tái hẹp sau can thiệp 12 tháng xu hướng càng cao (p<0,05). Mức độ tổn thương động mạch dưới gối (TASC 2015) càng nặng thì tỷ lệ liền vết thương sau can thiệp 1 tháng có xu hướng càng giảm và tỷ lệ tái hẹp sau 12 tháng càng tăng (p<0,05). Tổn thương đa tầng có tỷ lệ thành công huyết động, tỷ lệ tái can thiệp sau 6 và 12 tháng cao hơn tổn thương đơn tầng (các tỷ lệ tương ứng là của tổn thương đa tầng là 85,7%, 22,2%, 28,3%, so với của tổn thương đơn tầng là 60%, 2,9%, 6,1% với p<0,05). Tái tưới máu trực tiếp vùng phân bố động mạch có thời gian liền vết thương ngắn hơn so với tái tưới máu gián tiếp (2,6 ± 1,7 tháng, so với 4,4 ± 1,7 tháng, p<0,05). Kết luận: Giai đoạn lâm sàng (theo Rutherford), mức độ tổn thương động mạch dưới gối (TASC 2015), tầng tổn thương động mạch, tái tưới máu trực tiếp vùng phân bố động mạch có ảnh hưởng tới kết quả điều trị can thiệp động mạch dưới gối.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Fernandez N, McEnaney R et al (2010) Predictors of failure and success of tibial interventions for critical limb ischemia. J Vasc Surg 52(4): 834-842.
3. Korhonen M et al (2012) Predictors of failure of endovascular revascularization for critical limb ischemia. Scandinavian Journal of Surgery 101: 170-176.
4. Iida O, Soga Y, Hirano K et al (2012) Midterm outcomes and risk stratification after endovascular therapy for patients with critical limb ischaemia due to isolated below-the-knee lesions. Eur J Vasc Endovasc Surg 43(3): 313-21.
5. Rooke TW, Hirsch AT, Misra S (2011) ACCF/AHA focused update of the guideline for the management of patients with peripheral arterial disease (updating the 2005 guideline). J Vasc Surg 54: 32-58.
6. Michael Jaff, Christopher J White et al (2015) An Update on methods for Revascularization and Expansion of the TASC lesion classification to Include below-the-Knee arteries. Journal of Endovascular Therapy 22(5): 663-677.
7. Saqib NU, Domenick N, Cho JS et al (2013) Predictors and outcomes of restenosis following tibial artery endovascular interventions for critical limb ischemia. J Vasc Surg 57(3): 692-699.
8. Osami K, Satoshi Y, Janice H et al (2014) Contemporary infrapopliteal intervention for limb salvage and wound healing. Circulation Journal 78(7): 1540-1549.
9. Kobayashi N, Hirano K, Nakano M et al (2015) Predictors of non-healing in patients with critical limb ischemia and tissue loss following successful endovascular therapy. Catheter Cardiovasc Interv 85(5): 850-858.
10. Lida O, Soga Y, Kawasaki D et al (2012) Angiographic restenosis and its clinical impact after infrapopliteal angioplasty. Eur J Vasc Endovasc Surg 44(4): 425-431.