Đặc điểm bệnh nhân phong của tỉnh Bình Thuận năm 2018 - 2019

  • Lê Huỳnh Phúc Bệnh viện Da liễu tỉnh Bình Thuận
  • Châu Văn Trở Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Main Article Content

Keywords

Bệnh phong, loại trừ bệnh phong cấp tỉnh

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định đặc điểm bệnh nhân phong sau loại trừ bệnh phong quy mô cấp tỉnh tại tỉnh Bình Thuận năm 2018. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 384 bệnh nhân phong đang quản lý tại tỉnh Bình Thuận từ tháng 8/2018 đến tháng 6/2019. Kết quả: Nam chiếm 67,7%, tuổi ≥ 40 chiếm 77,9%, học vấn ≤ cấp I chiếm 70,4%, nông dân chiếm 39,3%, dân tộc Kinh chiếm 79,4%, ở nông thôn chiếm 65,1%, mức sống nghèo chiếm 50,5%, cận nghèo 22,4%, tàn tật độ II chiếm 83,1%. Kết luận: Bệnh nhân phong tại tỉnh Bình Thuận sau 3 năm loại trừ bệnh phong quy mô cấp tỉnh vẫn còn có mức sống rất thấp, tỷ lệ tàn tật độ II cao. Do đó, vẫn cần có sự quan tâm đặc biệt của ngành Y tế nói riêng và chính quyền tỉnh Bình Thuận nói chung trên đối tượng này.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thành An, Nguyễn Tất Thắng (2012) Tỷ lệ tàn tật và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân phong đang quản lý mới tại tỉnh Ninh Thuận. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 12(1), tr. 293-300.
2. Bệnh viện Da liễu tỉnh Bình Thuận (1996 - 2018) Báo cáo công tác phòng, chống phong tình Bình Thuận 1996-2018. Bình Thuận.
3. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận (2018) Giới thiệu chung. UBND tỉnh Bình Thuận.
4. Trần Hậu Khang và cộng sự (2009) Hướng dẫn quốc gia thực hiện chương trình phòng, chống bệnh phong. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 7-66.
5. Trần Hữu Ngoạn (2001) Bệnh phong lý thuyết và thực hành. Nhà xuất bản Y học, tr. 84-90.
6. Hồ Đăng Ngọc, Đỗ Văn Dũng (2000) Tình hình tàn tật ở bệnh nhân phong tỉnh Ninh Thuận năm 2000. Bộ môn Thống kê và Tin học - ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Thanh Tân và cộng sự (2013) Nghiên cứu tình hình bệnh phong mới tỉnh Tây Nguyên năm 2006 - 2007. Tạp chí Y học thực hành, 920, tr. 1-12.
8. Trần Duy Thạch, Lê Văn Thuận, Trương Công Dân (2008) Nghiên cứu các loại hình tàn tật về biện pháp điều trị phục hồi cho bệnh nhân phong ở tỉnh Phú Yên. Tạp chí Y học thực hành, 920, tr. 1-6.
9. Trần Duy Thạch, Lê Văn Thuận, Trương Công Dân (2014) Nghiên cứu các loại hình tàn tật và biện pháp điều trị phục hồi cho bệnh nhân phong ở tỉnh Phú Yên. Tạp chí Y học thực hành.
10. Vũ Bá Toản và cộng sự (2008) Đánh giá hiện trạng tàn tật ở bệnh nhân phong tại Làng phong Quy Hòa. Tạp chí Y học thực hành, 920, tr. 7-9.
11. Viện Da liễu Việt Nam (2000) Hướng dẫn phòng chống tàn tật trong bệnh phong. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 12-15.
12. Cassandra W, Franco - Paredes C (2015) Leprosy in the 21st Century. National Center for Biotechnology Information 28(1): 80-94.
13. Wim Benyamin Sihombing H. van Brakel, Hernani D, Kerstin B, (2012) Disability in people affected by leprosy: The role of impairment, activity, social participation, stigma and discrimination. Glob Health Action, 5.