Bước đầu đánh giá tác dụng điều trị thiếu máu não mạn tính của viên nang cerecaps

  • Vũ Văn Đại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Văn Chiển Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Thiếu máu não mạn tính, thiểu năng tuần hoàn não, huyễn vựng, thất miên, cerecaps

Tóm tắt

Mục tiêu: Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị của “viên nang cerecaps” trong điều trị bệnh nhân thiếu máu não mạn tính và khảo sát các tác dụng không mong muốn của viên nang cerecaps. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, so sánh đối chứng theo dõi dọc trước sau điều trị trên 68 bệnh nhân chẩn đoán thiếu máu não mạn tính được điều trị bằng viên nang cerecaps tại Khoa Y học Cổ truyền và Khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 04 năm 2018. Kết quả: Theo Y học cổ truyền cho thấy, bệnh nhân có trạng thái lý hư nhiệt chiếm cao nhất với 52,94%, thể bệnh mắc nhiều nhất là thể khí huyết hư với tỷ lệ 38,23%. Thuốc có tác dụng cải thiện các triệu chứng lâm sàng chính: Đau đầu giảm 73,52%, chóng mặt giảm 70,58%, rối loạn giấc ngủ giảm 62,06% với (p<0,05). Số điểm lâm sàng của thiếu máu não mạn tính theo bảng điểm Khajiev trước điều trị giảm từ 28,24 ± 2,47 xuống còn 12,48 ± 1,25. Mức độ hồi phục lâm sàng được cải thiện với tỷ lệ 79,41%. Trên lưu huyết não (REG) tăng lưu lượng máu lên não. Điện não đồ (EEG) thể hiện với việc tăng cả chỉ số và biên độ sóng alpha. Thuốc cerecaps có tác dụng giảm rối loạn lipid máu so với trước điều trị như: Cholesterol, triglycerid, LDL-C có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Thuốc cerecaps ít có tác dụng phụ trên lâm sàng và không làm ảnh hưởng đến chức năng gan thận và cơ quan tạo máu. Kết luận: Thuốc cerecaps có hiệu quả điều trị và an toàn cho bệnh nhân thiếu máu não mạn tính.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trần Quốc Bình (2011) Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Ích khí điều vinh thang” trong điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính: TCNCYH phụ trương 74(3) - 2011. Đại học Y Hà Nội, tr. 399-403.
2. Hoàng Thị Hòa, Phạm Hồng Vân (2017) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hiệu quả của điện châm trong điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính do thoái hóa cột sống cổ. Y học Việt Nam, tập 455, tháng 6 - số 1/2017, tr. 11-17.
3. Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Tường Ngọc Linh (2010) Nghiên cứu hiệu quả điều trị của Luotai trên bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, tập 1 - số 1/2011- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - Hà Nội.
4. Phạm Hồng Vân (2017) Nghiên cứu sự biến đổi của điện não, lưu huyết não ở bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não mãn tính do thoái hóa cột sống cổ dưới ảnh hưởng của điện châm. Y học Việt Nam, tập 455, tháng 6 - số 1/2017, tr. 7-11.
5. Khadjev D (1979) Qualitative evalution of total regional blood flow by impedance menthods new prichiata in nevro chirugi. 15(4): 250-254.
6. Murray (2009) Cerebral vascular insufficiency. Natural Living.com.
7. 赵 琴 (2013) 针 药 结 合 治 疗 慢 性 脑 供 血 不 足 并 发 的 失 眠 的 临 床 观 察”,硕 士学 位 论 文,成 都 中 医 药 大 学. Triệu Cầm, châm dược kết hợp điều trị mất ngủ ở bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não, luận văn thạc sĩ, Đại học Y dược Thành Đô - Trung Quốc.
8. 唐 嫄 (2013) 益 肾 填 精 法 治 疗 慢 性 脑 供 血 不 足 的 临 床 研 究”, 硕 士 学 位 论 文,北 京 中 医 药 大 学. Đường Nguyên, nghiên cứu lâm sàng pháp "ích thận điền tinh" trong điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính, luận văn thạc sĩ, Đại học Y dược Bắc Kinh, Trung Quốc.
9. 丁 晨 云 (2011) 健 脑 颗 粒 对 慢 性 脑 供 血 不 足 肝 肾 阴 亏 气 虚 血 癖 证 的 临 床 疗 效 观 察”, 硕 士 学 位 论 文,南 京 中 医 药 大 学. Đinh Thần Vân, nghiên cứu hiệu quả điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính thể can thận âm hư khí hư huyết ứ của Kiện não hoàn. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y khoa Nam Kinh, Trung Quốc.