Khảo sát nồng độ hs-CRP, axít uric huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

  • Trương Đình Cẩm Bệnh viện Quân y 175
  • Lê Thị Nhàn Bệnh viện Quân Dân y miền Đông

Main Article Content

Keywords

Hs-CRP, axít uric máu, đái tháo đường týp 2

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát nồng độ hs-CRP và axít uric huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh đối chứng trên 114 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (nhóm bệnh) và 38 người bình thường (nhóm chứng) đến khám và điều trị tại Bệnh viện Quân Dân y miền Đông từ tháng 12/2016 đến tháng 12/2017. Kết quả: Ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường týp 2, nồng độ trung bình hs-CRP và axít uric huyết tương cao hơn đáng kể so với nhóm chứng (3,00 ± 1,88 so với 1,15 ± 0,98mg/l, p<0,001 và 352,65 ± 86,67 so với 334,0 ± 82,25µmol/l, p<0,05). Nồng độ trung bình của hs-CRP huyết tương ở nữ cao hơn ở nam (3,03 ± 2,36 so với 2,07 ± 1,95mg/l, p<0,05), nồng độ axít uric huyết tương trung bình ở nam cao hơn nữ (395,0 ± 96,76 so với 312,3 ± 78,82µmol/l, p<0,05) có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Nồng độ hs-CRP và axít uric huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng và có liên quan đến giới tính.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Vũ Thị Thanh Huyền, Hà Trần Hưng, Đinh Thị Thu Hương (2015) Khảo sát nồng độ axít uric huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cao tuổi có hội chứng chuyển hóa. Tạp chí nghiên cứu y học số 94, tập 2, tr. 49-56.
2. Lê Thị Thu Hương (2010) Nghiên cứu nồng độ hs‐CRP huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế, tr. 1‐84.
3. Huỳnh Ngọc Linh (2013) Tỷ lệ tăng axit uric máu và các yếu tố liên quan ơ bệnh nhân ≥ 35 tuổi điều trị tại Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cà Mau từ tháng 8/2011 đến tháng 7/2012. Tạp chí Y học Thực hành, 857, tr. 131-133.
4. Trần Thanh Sang, Nguyễn Thị Bích Đào (2014) Hs-CRP và fibrinogen ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 không bệnh lý tim mạch. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 18, số 4, tr. 53-59.
5. Phạm Thị Thu Vân, Phạm Thiện Ngọc, Nguyễn Khoa Diệu Vân (2011) Khảo sát nồng độ Homocystein, CRP huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 phát hiện lần đầu. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 384, số 2, tr. 26-32.
6. Amanullah S, Jarari A et al (2010) Association of hs‐CRP with diabetic and non‐diabetic individuals. Jordan Journal of Biological Sciences 3(1): 7‐12.
7. De Jager J et al (2006) Endothelial dysfunction and lowgrade inflammation explain much of the excess cardiovascular mortality in individuals with type 2 diabetes: The Hoorn Study. Arteriosclerosis, thrombosis, and vascular biology 26(5): 1086-1093.
8. Fazlulhaque AKM et al (2010) Evaluation of serum high sensitivity C- Reactive protein in type 2 diabetic Patient. J MEDICINE 11: 20-23.
9. Mahajan A et al (2009) High‐sensitivity C‐reactive protein levels and type 2 diabetes in urban North Indians. The Journal of clinical endocrinology and metabolism 94(6): 2123-2127.
10. Qin Li, Zhen Yang (2011) Serum uric acid level and its association with metabolic syndrome and carotid atherosclerosis in patients with type 2 diabetes. Cardiovascular Diabetology 10(72): 1-7.