So sánh tác dụng vô cảm của gây tê khoang cùng bằng levobupivacain-fentanyl với bupivacain-fentanyl trong phẫu thuật vùng dưới rốn ở trẻ em
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: So sánh tác dụng gây tê khoang cùng bằng levobupivacain-fentanyl với bupivacain- fentanyl trong phẫu thuật vùng dưới rốn ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có so sánh, trên 70 bệnh nhi được phẫu thuật vùng dưới rốn bằng gây tê khoang cùng và gây mê mask thanh quản, chia thành hai nhóm bằng nhau: Nhóm I sử dụng levobupivacain 2mg/kg + fentanyl 1µg/kg, nhóm II sử dụng bupivacain 2mg/kg + fentanyl 1µg/kg. Kết quả: Mức phong bế cao nhất của cả hai nhóm đa số ở T10 (p>0,05), tỷ lệ bệnh nhân có chất lượng tê tốt ở nhóm I là 94,3% không khác biệt với nhóm II (91,2%) (p>0,05). Điểm FLACC trung bình sau mổ ở cả hai nhóm đều ≤ 3. Thời gian giảm đau trung bình sau mổ là 605,5 ± 160,6 phút ở nhóm I, không khác biệt so với nhóm II (570,3 ± 190,7 phút), (p>0,05). Kết luận: Gây tê khoang cùng để phẫu thuật vùng dưới rốn ở trẻ em bằng levobupivacain-fentanyl có hiệu quả vô cảm tương đương với gây tê khoang cùng bằng bupivacain-fentanyl.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Ahmet S et al (2014) A randomized-controlled, double-blind comparison of the postoperative analgesic efficacy of caudal bupivacaine and levobupivacaine in minor pediatric surgery. Korean J Anesthesiol 66: 457-461.
3. Beyaz SG, Tokgöz O, Tüfek A (2011) Caudal epidural block in children and infants: Retrospective analysis of 2088 cases. Ann Saudi Med 31: 494-497.
4. Christian Breschan et al (2005) A prospective study comparing the analgesic efficacy of levobupivacaine, ropivacaine and bupivacaine in pediatric patients undergoing caudal blockade. Pediatric Anesthesia 15: 301-306.
5. Frawley GP, Downie S, Huang GH (2006) Levobupivacaine caudal anesthesia in children: A randomized double-blind comparison with bupivacaine. Paeditr Anaesth 16(7): 754-760.
6. O Raux et al (2009) Paediatric caudal anaesthesia. Update in Anaesthesia: 32-36.