Kết quả nghiên cứu giải phẫu vạt delta ở người Việt trưởng thành

  • Nguyễn Quang Vịnh Bệnh viện Quân y 211
  • Nguyễn Ngọc Huyền Học viện Quân y
  • Nguyễn Thế Hoàng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Vạt delta, vi phẫu thuật, chuyển vạt tự do

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định hình thái và kích thước cuống vạt, định khu vị trí cuống vạt đi lên da (rốn vạt), sự phân bố các nhánh thần kinh trong vạt và tìm hiểu diện cấp máu của vạt. Đối tượng và phương pháp: 54 vùng delta của 27 xác người Việt trưởng thành, bao gồm 11 xác bảo quản ở -300C (xác tươi) và 16 xác bảo quản formalin (xác khô) được phẫu tích để xác định các mục tiêu nghiên cứu. Kết quả: Cuống mạch của vạt delta có mặt ở 54/54 (100%) tiêu bản. Cuống có chiều dài 84,55 ± 4,81mm, bao gồm 1 động mạch (động mạch mũ cánh tay sau có đường kính 3,17 ± 0,71mm và phân nhánh của nó là động mạch nhánh nuôi da có đường kính 1,38 ± 0,13mm), 1 hoặc 2 tĩnh mạch với tĩnh mạch lớn có đường kính trung bình là 3,51 ± 0,17mm và tĩnh mạch nhỏ có đường kính trung bình 2,62 ± 0,12mm (tĩnh mạch mũ cánh tay sau). Chiều dài của nhánh thần kinh cảm giác trong vạt, tính từ rốn vạt đến nhánh tận xa nhất lên phía trên trung bình là 7,02 ± 0,46cm, xuống phía dưới trung bình là 6,06 ± 0,61cm. Kích thước vùng da ngấm xanh methylen có chiều dài: 20,41 ± 1,50cm, chiều rộng: 12,36 ± 1,62cm. Kết luận: Vạt delta là vạt có cảm giác có thể lấy với kích thước lớn, cuống mạch của vạt hằng định với chiều dài và đường kính mạch lớn, thuận lợi cho chuyển vạt có ứng dụng kĩ thuật vi phẫu.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thế Hoàng, Nguyễn Quang Vịnh, Nguyễn Việt Tiến, Lê Văn Đoàn và cộng sự (2012) Vạt da cân delta tự do có cảm giác và ứng dụng lâm sàng trong tạo hình phủ ở vùng bàn chân và bàn tay. Tạp chí Chấn thương Chỉnh hình Việt Nam, tr. 277-282.
2. Nguyễn Đức Nghĩa (2013) Nghiên cứu giải phẫu mạch máu vạt gian cốt cẳng tay sau, vạt cánh tay ngoài và vạt mạc-da delta. Luận án Tiến sĩ y học. Hà Nội, tr. 104-146.
3. Nguyễn Việt Tiến (2011) Vạt tổ chức có mạch nuôi. Nhà xuất bản Y học, tr. 7-14.
4. Nguyễn Quang Vịnh, Nguyễn Thế Hoàng, Lê Văn Đoàn và cộng sự (2014) Kết quả nghiên cứu giải phẫu vạt delta ở người Việt trưởng thành. Tạp chí Chấn thương Chỉnh hình Việt Nam, tr. 275-281.
5. Edizer M, Tayfur V, Magden AO et al (2014) Anatomy of deltoid flap based on posterior subcutaneous deltoid artery: A cadaveric investigation. Int. J. Morphol 32(2): 404-408.
6. Franklin JD (1984) The deltoid flap: anatomy and clinical applications. In: Buncke HJ, Furnas DW, eds. Symposium on clinical frontiers in reconstructive microsurgery. St. Louis: Mosby 24: 63-70.
7. Franklin J, Goldstein R (2009) Free deltoid skin flap. In: Strauch B, Vasconez LO, eds. Grabb’S Encyclopedia of flaps. Lippincott Williams & Wilkins/ Wolters Kluwer 1: 898-902.
8. Kartik G, Krishnan (2008) An Illustrated handbook of flap-raising techniques. Georg Thieme Verlag Stuttgart. New York: 4-7.
9. Meltem A, Metin G, Zeynep A et al (2007) The free deltoid flap: Cilinical applications to upper extremity, lower extremity and maxillary defects. Microsurgery 27(5): 420-424.
10. Russell R, Guy R, Zook E, Merrell J (1985) Extremity reconstruction using the free deltoid flap. Plast. Reconstr. Surg 76(4): 586-595.
11. Strauch B, Chen ZW, Yu HL (1993) Atlas of microvascular surgery. Thieme Medical Publishers, Inc. New York: 44-82.
12. Wang Z, Sano K, Inokuchi T et al (2003) The free deltoid flap: Microscopic anatomy studies and clinical application to oral cavity reconstruction. Plast Reconstr Surg 112(2): 404-411.