So sánh các tác dụng không mong muốn của gây tê khoang cùng bằng levobupivacain - fentanyl với bupivacain - fentanyl trong phẫu thuật vùng dưới rốn ở trẻ em

  • Nguyễn Đức Lam Trường Đại học Y Hà Nội
  • Lê Đình Tuấn Bệnh viện Sản nhi Hà Nam

Main Article Content

Keywords

Tác dụng không mong muốn, gây tê khoang cùng, levobupivacain, bupivacain, phẫu thuật trẻ em.

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh tác dụng không mong muốn của gây tê khoang cùng bằng levobupivacain - fentanyl với bupivacain - fentanyl trong phẫu thuật vùng dưới rốn ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có so sánh, trên 70 bệnh nhi được phẫu thuật vùng dưới rốn bằng gây tê khoang cùng và gây mê mask thanh quản, chia thành hai nhóm bằng nhau: Nhóm I sử dụng levobupivacain 2mg/kg + fentanyl 1µg/kg; nhóm II sử dụng bupivacain 2mg/kg + fentanyl 1µg/kg. Kết quả: Không có sự khác biệt về tần số tim, tần số thở, huyết áp động mạch, SpO2 trong và sau mổ; không có thời điểm nào tần số thở, tần số tim, huyết áp động mạch giảm < 20%. Có gặp một số tác dụng không mong muốn của cả hai phương pháp vô cảm này: Nôn, buồn nôn (nhóm I: 5,7%, nhóm II: 8,6%), ngứa (nhóm I: 5,7%, nhóm II: 2,85%), rét run (nhóm I: 5,7%, nhóm II: 5,7%), bí tiểu (nhóm I: 2,85%, nhóm II: 2,85%. Không có trường hợp bị ức chế hô hấp muộn sau mổ. Mức độ và thời gian phục hồi vận động trung bình sau mổ ở hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết luận: Gây tê khoang cùng để phẫu thuật vùng dưới rốn ở trẻ em bằng levobupivacain - fentanyl có các tác dụng không mong muốn tương đương với gây tê khoang cùng bằng bupivacain - fentanyl.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trịnh Xuân Cường (2014) Nghiên cứu hiệu quả vô cảm của gây tê khoang cùng bằng hỗn hợp levobupivacain và morphin trong phẫu thuật vùng dưới rốn ở trẻ em. Luận văn Thạc sỹ Y học, Học viện Quân y.
2. Dalens B, Hasnaoui A (1989) Caudal anesthesia in pediatric surgery: Success rate and adverse effects in 750 consecutive patients. Anesth Analg 68: 83-89.
3. Elham M El-Feky, Ahmed A Abd El Aziz (2015) Fentanyl, dexmedetomidine, dexamethasone as adjuvant to local anesthetics in caudal analgesia in pediatrics: A comparative study. Egyptian Journal of Anaesthesia 31: 175-180.
4. Ivani G, De Negri P, Lonnqvist P et al (2003) A comparison of three different concentrations of Levobupivacaine for caudal block in children. Anesth Analg 97: 368-371.
5. Locatelli B, Ingelmo P, Sonzogni V (2004) Randomized, double - blind, phase III, controlled trial comparing levobupivacaine 0.25%, ropivacaine 0.25% and bupivacaine 0.25% by the caudal route in children. British Journal of Anaesthesia 94(3): 366-371.
6. Wolf AR et al (1989) Combined bupivacaine/morphine caudal: Duration of analgesia and plasma morphine concentration. Anesthesiology 71(3A): 1015-1017