So sánh tỷ lệ tiệt trừ Helicobacter pylori của phác đồ 4 thuốc chứa levofloxacin với phác đồ 3 thuốc chứa levofloxacin ở bệnh nhân thất bại với phác đồ 3 thuốc chuẩn
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Sau khi thất bại phác đồ ba thuốc PPI-clarithromycin-amoxicillin, liệu pháp ba hay bốn thuốc chứa levofloxacin được khuyến cáo là phác đồ điều trị thứ hai. Hiện chưa có nghiên cứu nào so sánh hiệu quả của phác đồ ba thuốc chứa levofloxacim với bốn thuốc chứa levofloxacin trong điều trị nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) sau khi thất bại phác đồ ba thuốc PPI-clarithromycin-amoxicillin ở nước ta. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm so sánh tỷ lệ tiệt trừ H. pylori, tuân thủ điều trị và tác dụng phụ của 2 phác đồ này. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 128 bệnh nhân thất bại phác đồ ba thuốc PPI-clarithromycin-amoxicillin. 62 bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ bốn thuốc chứa levofloxacin và 66 bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ ba thuốc chứa levofloxacin. Bốn đến tám tuần sau khi hoàn thành phác đồ, tình trạng nhiễm H. pylori được kiểm tra lại bằng xét nghiệm hơi thở ure C13 hay clotest. Kết cục chính là tỷ lệ tiệt trừ được phân tích theo ý định điều trị (The intention-to-treat -ITT) và theo thiết kế nghiên cứu (per-protocol-PP). Kết quả: Tỷ lệ tiệt trừ của phác đồ bốn thuốc chứa levofloxacin cao hơn phác đồ ba thuốc chứa levofloxacin (phân tích theo thiết kế - PP là 90,0% so với 83,1% và 82,2% so với 77,8% theo ý định nghiên cứu - ITT, p<0,05), tỷ lệ tác dụng phụ của 2 phác đồ không khác biệt (p>0,05). Tỷ lệ tuân thủ bằng hay lớn hơn 90% của hai phác đồ đều cao hơn 90%. Kết luận: Hiệu quả tiệt trừ H. pylori của phác đồ 4 thuốc chứa levofloxacin cao hơn phác đồ 3 thuốc chứa levofloxacin.
Từ khóa: Phác đồ 3 thuốc chứa levofloxacin, phác đồ 4 thuốc chứa levofloxacin, tiệt trừ, nhiễm Helicobacter pylori.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Thảo (2017) Hiệu quả phác đồ LAL trong điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm, loét dạ dày - tá tràng. Luận văn chuyên khoa II.
3. Trần Thị Khánh Tường (2017) Hiệu quả điều trị của phác đồ 4 thuốc có Bismuth trong điều trị nhiễm Helicobacter pylori. Tạp chí Khoa học Tiêu hoá Việt Nam 49, tr. 3067-3073.
4. Chen PY WM, Chen CY et al (2016) Systematic review with meta-analysis: The efficacy of levofloxacin triple therapy as the first- or second-line treatments of Helicobacter pylori infection. Aliment Pharmacol Ther 44: 427-437.
5. Evrim Kahramanoğlu Aksoya FPcS, Zeynep Göktaşb Metin, Uzmana Yaşar Nazlıgüla (2017) Comparison of Helicobacter pylori eradication rates of 2-Week levofloxacin-containing triple therapy, levofloxacin-containing bismuth quadruple therapy, and standard bismuth quadruple therapy as a first-line regimen. Med Princ Pract 26: 523-529.
6. Gisbert JP RM, Gravina AG et al (2015) Helicobacter pylori second-line rescue therapy with levofloxacin and bismuth-containing quadruple therapy, after failure of standard triple or non-bismuth quadruple treatments. Aliment Pharmacol Ther 41: 768-775.
7. Liao J ZQ, Liang X et al (2013) Effect of fluoroquinolone resistance on 14-day levofloxacin triple and triple plus bismuth quadruple therapy. Helicobacter 18: 373-377.
8. Malfertheiner P, Megraud F, O’Morain et al (2017) Management of Helicobacter pylori infection the maastricht V/ florence consensus report. Gut 66: 6-30.
9. Phan TN, Santona A, Tran VH, Tran TNH, Cappuccinelli P, Rubino S et al (2015) High rate of levofloxacin resistance in a background of clarithromycin-and metronidazole-resistant Helicobacter pylori in Vietnam. International journal of antimicrobial agents 45(3): 244-248.
10. Su J ZX, Chen H et al (2017) Efficacy of 1st-line bismuth-containing quadruple therapies with levofloxacin or clarithromycin for the eradication of Helicobacter pylori infection: A 1-week, open-label, randomized trial. Medicine (Baltimore) 97: 5859.