Điều trị ung thư biểu mô tuyến của phổi giai đoạn tiến xa đột biến gen EGFR dương tính bằng gefitinib

  • Phạm Văn Luận
  • Nguyễn Đình Tiến
  • Nguyễn Minh Hải
  • Thi Thị Duyên
  • Bùi Thị Thanh

Main Article Content

Keywords

Ung thư biểu mô tuyến của phổi, đột biến gen EGFR, gefitinib

Tóm tắt

Tóm tắt


Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ở bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến của phổi giai đoạn tiến xa có đột biến gen EGFR bằng gefitinib. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc 118 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến của phổi giai đoạn tiến xa, có đột biến gen EGFR được điều trị bằng thuốc đích gefitinib, theo dõi và đánh giá đáp ứng mỗi 3 tháng hoặc khi có triệu chứng của bệnh tiến triển. Tiêu chuẩn đánh giá chính là thời gian sống thêm bệnh không tiến triển, tỷ lệ đáp ứng toàn bộ. Tiêu chuẩn phụ là thời gian sống thêm toàn bộ, tỷ lệ kiểm soát bệnh, tỷ lệ sống còn tại các thời điểm 12, 24, 36, 48, 60 tháng sau điều trị và tác dụng không mong muốn của thuốc. Kết quả: Thời gian theo dõi trung bình là 19,42 tháng, tại thời điểm 6 tháng, tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn là 16,1%, đáp ứng một phần 63,6%, bệnh ổn định 6,8%, bệnh tiến triển 13,5%, tỷ lệ đáp ứng toàn bộ là 79,7%, tỷ lệ kiểm soát bệnh 86,5%. Trung vị thời gian sống thêm bệnh không tiến triển là 15 ± 0,75 tháng, trung vị thời gian sống thêm toàn bộ là 32 ± 1,39 tháng. Tỷ lệ sống thêm tại thời điểm 12 tháng là 83,9%, 24 tháng là 35,6%, 36 tháng là 11%, 48 tháng là 3,4%, 60 tháng là 1,7%. Tác dụng không mong muốn gặp ở 62,7% bệnh nhân, trong đó tỷ lệ bệnh nhân có nổi mẩn chiếm 51,7%, nhưng hầu hết là độ 1 và độ 2. Kết luận: Gefitinib là thuốc ức chế tyrosin kinase thế hệ 1 có hiệu quả tốt ở bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến của phổi giai đoạn tiến xa có đột biến gen EGFR.


Từ khóa: Ung thư biểu mô tuyến của phổi, đột biến gen EGFR, gefitinib.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Lê Thượng Vũ, Trần Văn Ngọc (2013) Kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa bằng erlotinib (Tarceva) tại khoa Phổi BV Chợ Rẫy. Tạp chí Y học Thành phố Hồ chí Minh, số 17(1), tr. 105-110.
2. Nguyễn Minh Hà, Trần Huy Thịnh, Trần Vân Khánh (2014) Erlotinid bước một trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến gen EGFR. Tạp chí Nghiên cứu Y học, phụ chương 91(5), tr. 6-12.
3. WHO (2018) GLOBOCAN 2018 - Lung cancer.
4. NCCN Guideline Insights, Non - Small Cell Lung Cancer, version 1.2020, feature updates to the NCCN Guidelines.
5. Mok TS, Wu YL, Thongprasert S et al (2009) Gefitinib or carboplatin-paclitaxel in pulmonary adenocarcinoma. N Eng J Med 361(10): 947-958.
6. Maemondo M, Inoue A, Kobayashi K et al (2010) Gefitinib or chemotherapy for non-small-cell lung cancer with mutated EGFR. N Engl J Med 362: 2380-2388.
7. Tomohiro T, Koichi K, Kensuke N et al (2015) Speccific organ metastase and survival in metastatic non-small cell lung cancer. Molecular and clinical oncology 3: 217-221.
8. Wenting N, Wenxing C, Yin L (2018) Emerging finding into molecular mechanism of brain metastase. Cancer Medicine 7: 3820-3833.
9. Devarati M, Yu-Hui C, Richard L et al (2019) EGFR mutant locally advanced non-small cell lung cancer is at increased risk of brain metastasis. Clinical and Translational Radiation Oncology 18: 32-38.
10. Yuichiro O, Fumio I, Kazuhiko N et al (2019) Osimetinib versus standard-of- care EGFR-TKI as first-line treatment for EGFRm advanced NSCLC: FLAURA Japanese subset. Japanese journal of clinical oncology 49(1): 29-36.