Đánh giá một số yếu tố nguy cơ gây viêm tụy cấp sau ERCP có tác động vào ống tụy
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố nguy cơ gây viêm tụy cấp (VTC) sau nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) có tác động vào ống tụy tại Bệnh viện Trung ương Quân đội (TƯQĐ) 108. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu 170 bệnh nhân được can thiệp ERCP có tác động vào ống tụy tại Bệnh viện TƯQĐ 108 từ 01/2021 đến 03/2024, chia làm 2 nhóm: Nhóm VTC và nhóm không VTC. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm VTC là 60,6 ± 20,0, ở nhóm không VTC là 63,4 ± 14,9. Tỷ lệ nam/nữ ở nhóm VTC là 1/1, ở nhóm không VTC là 2,57/1 (p<0,05). Đối tượng can thiệp chủ yếu là nhóm bệnh lành tính. Kích thước sỏi và số lượng sỏi không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Type núm 2 và 4 hay gặp ở nhóm VTC (69,6%), nhóm không VTC hay gặp type núm 1 và 3. Túi thừa và ERCP cắt cơ Oddi tương đương ở 2 nhóm. Thông nhú vào ống tụy nhiều lần ở nhóm VTC là 58,6% và ở nhóm không VTC là 28,0%. Về kỹ thuật, nong cơ Oddi có sự khác biệt giữa 2 nhóm (p<0,002); pre-cut và đặt stent không có sự khác biệt. Thời gian can thiệp ở nhóm VTC dài hơn so với nhóm không VTC (44,49 ± 13,83 phút so với 41,25 ± 16,32 phút). Kết luận: Giới tính nữ, type núm, thông nhú vào tụy nhiều lần và nong cơ Oddi là các yếu tố nguy cơ gây ra VTC sau ERCP.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Jang DK, Kim J, Paik CN, Kim JW, Lee TH, Jang JY, Yoon SB, Lee JK (2022) Endoscopic retrograde cholangiopancreatography-related adverse events in Korea: A nationwide assessment. United Eur. Gastroenterol. J 10: 73-79.
3. Kienbauer M, Duller C, Gschwantler M, Puspok A, Schofl R, Kapral C (2018) Austrian benchmarking project for ERCP: A 10-year report. Z. Gastroenterol 56: 1227-1236.
4. Dumonceau JM, Kapral C, Aabakken L, Papanikolaou IS, Tringali A, Vanbiervliet G, Beyna T, Dinis-Ribeiro M, Hritz I, Mariani A et al (2020) ERCP-related adverse events: European Society of Gastrointestinal Endoscopy (ESGE) Guideline. Endoscopy 52: 127-149.
5. Cotton PB, Lehman G, Vennes J, Geenen JE, Russell RC, Meyers WC, Liguory C, Nickl N (1991) Endoscopic sphincterotomy complications and their management: An attempt at consensus. Gastrointest. Endosc 37: 383-393.
6. Freeman ML, Nelson DB, Sherman S, Haber GB, Herman ME, Dorsher PJ, Moore JP, Fennerty MB, Ryan ME, Shaw MJ et al (1996) Complications of endoscopic biliary sphincterotomy. N. Engl. J. Med 335: 909-918.
7. Ding X, Zhang F, Wang Y (2015) Risk factors for post-ERCP pancreatitis: A systematic review and meta-analysis. Surgeon 13: 218-229.
8. El Nakeeb A, El Hanafy E, Salah T, Atef E, Hamed H, Sultan AM, Hamdy E, Said M, El Geidie AA, Kandil T, El Shobari M, El Ebidy G (2016) Post-endoscopic retrograde cholangiopancreatography pancreatitis: Risk factors and predictors of severity. World J Gastrointest Endosc 8(19): 709-715.
9. Chen PH, Tung CF, Peng YC, Yeh HZ, Chang CS, Chen CC (2020) Duodenal major papilla morphology can affect biliary cannulation and complications during ERCP, an observational study. BMC Gastroenterol 20: 310.
10. Cheng CL, Sherman S, Watkins JL, Barnett J, Freeman M, Geenen J (2006) Risk factors for post-ERCP pancreatitis: A prospective multicenter study. Am J Gastroenterol 101(2006): 139-147.
11. Lee YS, Cho CM, Cho KB, Heo J, Jung MK, Kim SB, Kim KH, Kim TN, Lee DW, Han J et al (2021) Difficult Biliary Cannulation from the Perspective of Post-Endoscopic Retrograde Cholangiopancreatography Pancreatitis: Identifying the Optimal Timing for the Rescue Cannulation Technique. Gut Liver 15: 459-465.
12. Testoni PA, Mariani A, Aabakken L, Arvanitakis M, Bories E, Costamagna G, Devière J, Dinis-Ribeiro, M, Dumonceau JM, Giovannini M et al (2016) Papillary cannulation and sphincterotomy techniques at ERCP: European Society of Gastrointestinal Endoscopy (ESGE) Clinical Guideline. Endoscopy 48: 657-683.