Đánh giá kết quả bước đầu của kỹ thuật tạo nhịp tim vùng bó nhánh trái có so sánh với tạo nhịp tim thất phải ở người bệnh nghẽn nhĩ thất

  • Lê Võ Kiên Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Trường Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Nguyên Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Quốc Khánh Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Văn Hinh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Song Giang Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai
  • Đặng Minh Hải Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai
  • Đặng Việt Phong Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai
  • Bùi Văn Nhơn Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Bùi Thành Đạt Bệnh viện Đông Đô
  • Lê Văn Tuấn Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai

Main Article Content

Keywords

Tạo nhịp tim, tạo nhịp vùng bó nhánh trái, tạo nhịp thất phải, block nhĩ thất

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh kết quả ngay sau cấy máy tạo nhịp tim vùng bó nhánh trái với tạo nhịp thất phải truyền thống ở người bệnh nghẽn nhĩ thất. Đối tượng và phương pháp: 104 người bệnh có chỉ định cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn 2 buồng, trong đó có 52 người bệnh được cấy tạo nhịp vùng bó nhánh trái và 52 người bệnh được cấy tạo nhịp vách thất phải. Tiêu chí đánh giá: So sánh kết quả ngay sau cấy máy về thời gian thủ thuật, thời gian chiếu tia, thời gian cấy điện cực thất, biến chứng quanh thủ thuật; kết quả điện tâm đồ và thông số điện cực ở những trường hợp thành công. Kết quả: Thời gian thủ thuật trung bình của nhóm tạo nhịp vùng bó nhánh trái là 74,38 ± 20,52 phút, dài hơn 51,65 ± 6,79 phút của nhóm tạo nhịp vách thất phải (p<0,001). Thời gian chiếu tia trung vị của nhóm tạo nhịp vùng bó nhánh trái là 10,95 (8,65; 14,25) phút, dài hơn mức 6,3 (4,8; 8,0) phút của nhóm tạo nhịp vách thất phải (p<0,001). 49/52 người bệnh được cấy thành công tạo nhịp vùng bó nhánh trái và 52/52 người bệnh được cấy thành công tạo nhịp vách thất phải. Thời gian QRS sau cấy nhóm tạo nhịp vùng bó nhánh trái thành công là 112,67 ± 13,47ms, ngắn hơn so với 145,85 ± 9,49ms của nhóm tạo nhịp vách thất phải (p<0,001). Ngưỡng tạo nhịp tương đương giữa 2 nhóm (0,84 ± 0,24V/0,4ms của nhóm tạo nhịp vùng bó nhánh trái thành công so với 0,75 ± 0,24V/0,4ms của nhóm tạo nhịp vách thất phải; p=0,07). 3 trường hợp trong nhóm tạo nhịp vùng bó nhánh trái gặp biến chứng xuyên vách trong thủ thuật, phải đổi vị trí cấy khác. Không có biến chứng đáng kể trong và sau thủ thuật. Kết luận: Tạo nhịp vùng bó nhánh trái đạt được kết quả đồng bộ điện học giữa 2 thất tốt hơn so với tạo nhịp vách thất phải nhưng thời gian thủ thuật và thời gian chiếu tia dài hơn. Không có biến chứng đáng kể ở cả hai nhóm nghiên cứu.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Barsheshet A, Moss AJ, McNitt S et al (2011) Long-term implications of cumulative right ventricular pacing among patients with an implantable cardioverter-defibrillator. Heart Rhythm 8(2): 212-218.
2. Chung MK, Patton KK, Lau CP et al (2023) 2023 HRS/APHRS/LAHRS guideline on cardiac physiologic pacing for the avoidance and mitigation of heart failure. Heart Rhythm 20(9): 17-91.
3. Burri H, Jastrzebski M, Cano Ó et al (2023) EHRA clinical consensus statement on conduction system pacing implantation: Endorsed by the Asia Pacific Heart Rhythm Society (APHRS), Canadian Heart Rhythm Society (CHRS), and Latin American Heart Rhythm Society (LAHRS). Eur Eur Pacing Arrhythm Card Electrophysiol J Work Groups Card Pacing Arrhythm Card Cell Electrophysiol Eur Soc Cardiol 25(4): 1208-1236.
4. Sharma PS, Dandamudi G, Naperkowski A et al (2015) Permanent His-bundle pacing is feasible, safe, and superior to right ventricular pacing in routine clinical practice. Heart Rhythm 12(2): 305-312.
5. Bhatt AG, Musat DL, Milstein N et al (2018) The Efficacy of His Bundle Pacing: Lessons Learned From Implementation for the First Time at an Experienced Electrophysiology Center. JACC Clin Electrophysiol 4(11): 1397-1406.
6. Vijayaraman P, Subzposh FA, Naperkowski A et al (2019) Prospective evaluation of feasibility and electrophysiologic and echocardiographic characteristics of left bundle branch area pacing. Heart Rhythm 16(12): 1774-1782.
7. Glikson M, Nielsen JC, Kronborg MB et al (2021) 2021 ESC Guidelines on cardiac pacing and cardiac resynchronization therapy. Eur Heart J 42(35): 3427-3520.
8. Jastrzębski M, Kiełbasa G, Curila K et al (2021) Physiology-based electrocardiographic criteria for left bundle branch capture. Heart Rhythm 18(6): 935-943.
9. Jastrzębski M, Burri H, Kiełbasa G et al (2022) The V6-V1 interpeak interval: A novel criterion for the diagnosis of left bundle branch capture. Eur Eur Pacing Arrhythm Card Electrophysiol J Work Groups Card Pacing Arrhythm Card Cell Electrophysiol Eur Soc Cardiol 24(1): 40-47.
10. Chen Z, Xu Y, Jiang L et al (2023 Left Bundle Branch Area Pacing versus Right Ventricular Pacing in Patients with Atrioventricular Block: An Observational Cohort Study. Cardiovasc Ther: 6659048.
11. Li Y, Chen K, Dai Y et al (2019) Left bundle branch pacing for symptomatic bradycardia: Implant success rate, safety, and pacing characteristics. Heart Rhythm 16(12): 1758-1765.
12. Vijayaraman P, Bordachar P, Ellenbogen KA (2017) The Continued Search for Physiological Pacing: Where Are We Now? J Am Coll Cardiol 69(25): 3099-3114. doi: 10.1016/j.jacc.2017.05.005.
13. Olshansky B, Day JD, Sullivan RM, Yong P, Galle E, Steinberg JS (2012) Does cardiac resynchronization therapy provide unrecognized benefit in patients with prolonged PR intervals? The impact of restoring atrioventricular synchrony: An analysis from the COMPANION Trial. Heart Rhythm 9(1): 34-39.
14. Sato T, Togashi I, Ikewaki H et al (2023) Diverse QRS morphology reflecting variations in lead placement for left bundle branch area pacing. EP Eur 25(9): 241.
15. Upadhyay GA (2023) QRS morphologies in V1 and V6 during left bundle branch area pacing: assessing the patterns. Europace 25(9): 284.
16. Zhang S, Guo J, Tao A, Zhang B, Bao Z, Zhang G (2021) Clinical outcomes of left bundle branch pacing compared to right ventricular apical pacing in patients with atrioventricular block. Clin Cardiol 44(4): 481-487.