Kết quả can thiệp nội soi mật tụy ngược dòng cấp cứu điều trị viêm đường mật cấp do sỏi ống mật chủ ở những bệnh nhân cao tuổi

  • Ngô Thị Hoài Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Lâm Tùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Văn Thanh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Hóa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hà Minh Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thị Thùy Dung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Luân Ngọc Chiến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Quang Đậu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Dương Minh Thắng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Viêm đương mật cấp, sỏi ống mật chủ, người cao tuổi.

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của thời điểm can thiệp ERCP cấp cứu trên bệnh nhân (BN) cao tuổi bị viêm đường mật cấp do sỏi ống mật chủ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu 108 BN ≥ 75 tuổi bị viêm đường mật cấp do sỏi ống mật chủ được can thiệp ERCP tại Khoa Cấp cứu tiêu hóa, Bệnh viện TWQĐ 108 từ tháng 02/2021 đến tháng 4/2024. Kết quả: Tuổi trung bình là 83,23 ± 5,42, các triệu chứng đau, sốt, vàng da chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 70,4%, 60,2% và 69,4%, tỷ lệ bệnh kết hợp chiếm 74,1%, mức độ viêm đường mật nặng chiếm 59,6% trong đó có 57,6% được ERCP trước 24 giờ, phương pháp can thiệp lấy sỏi và đặt stent đường mật với tỷ lệ lần lượt là 43,5% và 56,5%, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ khỏi ra viện 93,5%, tỷ lệ tử vong 6,5%, trong đó có 71,4% BN tử vong can thiệp ERCP sau 24 giờ. Thời gian nằm viện của nhóm ERCP ≤ 24 giờ, trung bình là 6,91 ± 6,74, khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Thời gian can thiệp và phương pháp can thiệp phụ thuộc vào mức độ viêm đường mật, thời gian can thiệp sớm ≤ 24 giờ giảm tỷ lệ tử vong và thời gian nằm viện.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Navaneethan U, Gutierrez NG, Jegadeesan R, Venkatesh PG, Butt M, Sanaka MR et al (2013) Delay in performing ERCP and adverse events increase the 30-day readmission risk in patients with acute cholangitis. Gastrointest Endosc 78(1): 81-90.
2. Huang YC, Wu CH, Lee MH, Wang SF, Tsou YK, Lin CH et al (2022) Timing of endoscopic retrograde cholangiopancreatography in the treatment of acute cholangitis of different severity. World J Gastroenterol 28(38): 5602-5613.
3. Iqbal U, Khara HS, Hu Y, Khan MA, Ovalle A, Siddique O et al (2020) Emergent versus urgent ERCP in acute cholangitis: A systematic review and meta-analysis. Gastrointest Endosc 91(4): 753-760.
4. Miura F, Okamoto K, Takada T, Strasberg SM, Asbun HJ, Pitt HA et al (2018) Tokyo Guidelines 2018: Initial management of acute biliary infection and flowchart for acute cholangitis. J Hepatobiliary Pancreat Sci 25(1): 31-40.
5. Vũ Thị Phượng, Dương Minh Thắng, Phạm Minh Ngọc Quang (2019) Kết quả nội soi mật tụy ngược dòng cấp cứu điều trị viêm đường mật và viêm tụy cấp thể phù nề do sỏi ống mật chủ. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 14(7), tr. 7-12.
6. Park CS, Jeong HS, Kim KB, Han JH, Chae HB, Youn SJ, Park SM (2016) Urgent ERCP for acute cholangitis reduces mortality and hospital stay in elderly and very elderly patients. Hepatobiliary Pancreat Dis Int 15(6): 619-625.
7. Gomi H, Solomkin JS, Schlossberg D, Okamoto K, Takada T, Strasberg SM et al (2018) Tokyo Guidelines 2018: antimicrobial therapy for acute cholangitis and cholecystitis. J Hepatobiliary Pancreat Sci 25(1): 3-16.
8. Tabibian JH, Kane SV (2015) Letter: Acute cholangitis understanding predictors of outcome. Aliment Pharmacol Ther 42(6): 777.
9. Park N, Lee SH, You MS, Kim JS, Huh G, Chun JW et al (2021) Optimal timing of endoscopic retrograde cholangiopancreatography for acute cholangitis associated with distal malignant biliary obstruction. BMC Gastroenterol 21(1): 175.
10. Mukai S, Itoi T, Tsuchiya T, Ishii K, Tanaka R, Tonozuka R, Sofuni A (2023) Urgent and emergency endoscopic retrograde cholangiopancreatography for gallstone-induced acute cholangitis and pancreatitis. Dig Endosc 35(1): 47-57.
11. Shah SL, Carr-Locke D (2020) ERCP for acute cholangitis: timing is everything. Gastrointest Endosc 91(4): 761-762.