Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và chỉ số khối cơ thắt lưng (PMI) ở bệnh nhân xơ gan

  • Thái Doãn Kỳ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thế Hùng Đại học Y Hà Nội
  • Mai Thanh Bình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Từ khóa: Xơ gan, giảm khối lượng cơ, chỉ số PMI, dinh dưỡng, SGA.

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát tình trạng dinh dưỡng và chỉ số cơ thắt lưng (PMI) ở bệnh nhân xơ gan cũng như tìm hiểu mối liên quan của chúng với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 2 nhóm: 60 bệnh nhân và nhóm chứng gồm 60 người không mắc xơ gan có được chụp cắt lớp vi tính ổ bụng. Tính chỉ số PMI trên lát cắt ngang qua cột sống thắt lưng L3. Nhóm bệnh nhân xơ gan được đánh giá dinh dưỡng theo SGA. Mức độ nặng của xơ gan được phân độ theo thang điểm Chid-Pugh. Kết quả: Nhóm chứng gồm 60 người có chỉ số PMI trung bình của cả 2 giới là 5,06 ± 1,34cm²/m², riêng với giới nam, nữ lần lượt là 5,44 ± 1,19cm²/m² và 3,55 ± 0,62cm²/m². Nhóm 60 bệnh nhân xơ gan có chỉ số PMI trung bình là 3,98 ± 1,12cm²/m², đối với giới nam là 4,24 ± 1,06cm²/m², còn đối với giới nữ là 2,94 ± 0,66cm²/m². Sự khác biệt về chỉ số PMI giữa nhóm bệnh nhân xơ gan và nhóm chứng là có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Chỉ số PMI cũng khác biệt ở nhóm bệnh nhân xơ gan Child-Pugh (A/B) so với nhóm Child-Pugh C và cũng khác nhau ở các tình trạng dinh dưỡng theo SGA, với p<0,05. Tình trạng dinh dưỡng ở nhóm bệnh nhân xơ gan được phân loại gồm 35% SGA-A, 52% SGA-B và 13% SGA-C. Sự khác biệt về tình trạng dinh dưỡng theo từng mức độ xơ gan là có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Kết luận: Tình trạng giảm khối lượng cơ ở nhóm bệnh nhân xơ gan diễn ra nhiều hơn so với nhóm không xơ gan. Chỉ số PMI và tình trạng dinh dưỡng theo SGA cũng có mối liên quan với mức độ xơ gan phân theo Child-Pugh.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Tsochatzis EA, Bosch J, Burroughs AK (2014) Liver cirrhosis. Lancet 383(9930): 1749-1761.
2. Anand BS (1999) Cirrhosis of liver. West J Med. 171(2): 110-115.
3. Juakiem W, Torres DM, Harrison SA (2014) Nutrition in cirrhosis and chronic liver disease. Clin Liver Dis 218(1): 179-190.
4. Dasarathy S, Merli M (2016) Sarcopenia from mechanism to diagnosis and treatment in liver disease. J Hepatol 65(6): 1232-1244.
5. Merli M, Giusto M, Lucidi C, Giannelli V, Pentassuglio I, Di Gregorio V, Lattanzi B, Riggio O (2023) Muscle depletion increases the risk of overt and minimal hepatic encephalopathy: Results of a prospective study. Metab Brain Dis 28(2):281-4. doi: 10.1007/s11011-012-9365-z.
6. Bojko M (2019) Causes of sarcopenia in liver cirrhosis. Clin Liver Dis (Hoboken) 14(5): 167-170.
7. Masuda T, Shirabe K, Ikegami T et al (2014) Sarcopenia is a prognostic factor in living donor liver transplantation. Liver Transpl 20(4): 401-407.
8. Nishikawa H, Shiraki M, Hiramatsu A, Moriya K, Hino K, Nishiguchi S (2016) Japan Society of Hepatology guidelines for sarcopenia in liver disease (1st edition): Recommendation from the working group for creation of sarcopenia assessment criteria. Hepatol Res 46(10): 951-963.
9. Shen W, Punyanitya M, Wang Z et al (2004) Total body skeletal muscle and adipose tissue volumes: Estimation from a single abdominal cross-sectional image. J Appl Physiol (1985) 97(6): 2333-2338.
10. da Silva Fink J, Daniel de Mello P, Daniel de Mello E (2015) Subjective global assessment of nutritional status - A systematic review of the literature. Clinical Nutrition 34(5): 785-792.
11. Marcell TJ (2003) Sarcopenia: Causes, consequences, and preventions. J Gerontol A Biol Sci Med Sci 58(10): 911-916.
12. Lucidi C, Lattanzi B, Di Gregorio V et al (2018) A low muscle mass increases mortality in compensated cirrhotic patients with sepsis. Liver International 38(5): 851-857.
13. Son SW, Song DS, Chang UI, Yang JM (2021) Definition of Sarcopenia in Chronic Liver Disease. Life 11(4):349.
14. Nguyễn Thị Mai Hương (2011) Nghiên cứu chỉ số MELD trong tiên lượng bệnh nhân xơ gan. Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
15. Hou L, Deng Y, Wu H et al (2020) Low psoas muscle index associates with long-term mortality in cirrhosis: construction of a nomogram. Ann Transl Med 8(6): 358-358.
16. Ohara M, Suda G, Kimura M et al (2020) Analysis of the optimal psoas muscle mass index cut-off values, as measured by computed tomography, for the diagnosis of loss of skeletal muscle mass in Japanese people. Hepatol Res 50(6): 715-725.
17. Kamal H, El-Leithy N (2021) The value of CT imaging and psoas muscle index in grading the severity of sarcopenia in liver cirrhosis patients and its impact on morbidity and mortality. The Medical Journal of Cairo University 89(9): 2157-2168.
18. Ebadi M, Wang CW, Lai JC et al (2018) Poor performance of psoas muscle index for identification of patients with higher waitlist mortality risk in cirrhosis: Poor efficacy of psoas muscle for mortality prediction in cirrhosis. Journal of Cachexia, Sarcopenia and Muscle 9(6): 1053-1062.
19. Moctezuma-Velazquez C, Ebadi M, Bhanji RA, Stirnimann G, Tandon P, Montano-Loza AJ (2019) Limited performance of subjective global assessment compared to computed tomography-determined sarcopenia in predicting adverse clinical outcomes in patients with cirrhosis. Clinical Nutrition 38(6): 2696-2703.