Hiệu quả của hoạt động tư vấn bởi dược sĩ lên kiến thức và tuân thủ dùng thuốc của người bệnh suy tim ngoại trú tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

  • Phạm Thị Ngọc Nhung Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Tuấn Dũng Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Võ Thị Hà Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Main Article Content

Keywords

Suy tim, kiến thức, tuân thủ dùng thuốc, dược sĩ, tư vấn

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của hoạt động tư vấn bởi dược sĩ lên kiến thức và tuân thủ dùng thuốc (TTDT) của người bệnh (NB) suy tim phân suất tống máu (PSTM) giảm điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp tư vấn bởi dược sĩ trên một nhóm NB với sự so sánh 2 giai đoạn trước - sau. Kiến thức suy tim và TTDT được đánh giá thông qua bộ câu hỏi Atlanta Heart Failure Knowledge Version 2 và Morisky Green Levine Adherence Scale. Kết quả: Có 122 NB được tư vấn và có 107 NB được đưa vào xử lý số liệu. Sau khi nhận được tư vấn, điểm kiến thức đã cải thiện từ 11,5 ± 2,1 trước tư vấn lên đến 18,8 ± 1,7 ngay sau khi tư vấn và duy trì sau 1 tháng là 16,3 ± 1,6. Sự gia tăng có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Tỷ lệ NB tuân thủ dùng thuốc tăng có ý nghĩa thống kê (từ 56,1% trước tư vấn lên 72,0% sau tư vấn 1 tháng (p=0,018). Kết luận: Hoạt động tư vấn bởi dược sĩ cho NB suy tim ngoại trú đã giúp cải thiện đáng kể kiến thức và TTDT của NB sau can thiệp so với trước khi can thiệp.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Shahim B, Kapelios CJ, Savarese G et al (2023) Global public health burden of heart failure: An updated review. Card Fail Rev 9:11.
2. Ambrosy AP, Fonarow GC, Butler J et al (2014) The global health and economic burden of hospitalizations for heart failure: lessons learned from hospitalized heart failure registries. Journal of the American College of Cardiology 63(12): 1123-1133.
3. Murray MD, Young J, Hoke S et al (2007) Pharmacist intervention to improve medication adherence in heart failure: A randomized trial. Ann Intern Med 146(10): 714-225.
4. Schulz M, Griese-Mammen N, Anker SD et al (2019) Pharmacy-based interdisciplinary intervention for patients with chronic heart failure: Results of the PHARM-CHF randomized controlled trial. Eur J Heart Fail 21(8): 1012-1021.
5. Bộ Y tế (2019) Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm. Quyết định số 3809/QĐ-BYT. tr. 105-122.
6. Võ Thị Hà, Dương Lê Hương Giang, Lê Cao Phương Duy (2021) Hoạt động tư vấn bởi dược sĩ về sử dụng thuốc chống đông máu đường uống cho bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 16, tr. 197-202.
7. Huynh BH, Nathisuwan S, Tragulpiankit P, Nguyen VD, Huynh NH, Vu TLA, Huynh LTH, Vo HT (2023) Drug-Related Problems and Pharmacists’ Interventions in Hypertensive Outpatients: A multicenter prospective study in 3 vietnamese hospitals. Journal of Pharmacy Technology 39(6): 259-268.
8. Phạm Thị Hồng Nhung (2019) Thay đổi kiến thức tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2018. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng 2(2), tr. 22-29.
9. McDonagh TA, Metra M, Adamo M et al (2021) 2021 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure. Eur Heart J 42(36): 3599-3726.
10. Heidenreich PA, Bozkurt B, Aguilar D et al (2022) 2022 AHA/ACC/HFSA Guideline for the Management of Heart Failure: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Joint Committee on Clinical Practice Guidelines. Circulation 145(18): 895-1032.
11. Butts B, Higgins M, Dunbar S et al (2018) The third time's a charm: Psychometric testing and update of the atlanta heart failure knowledge test. J Cardiovasc Nurs 33(1): 13-21.
12. Trần Thị Ngọc Anh (2016) Kiến thức và thực hành tự chăm sóc ở nhà của người bệnh mạn tính tại Viện Tim mạch Việt Nam. Luận văn thạc sỹ Điều dưỡng. Trường Đại học Y Hà Nội.
13. Vũ Văn Thành (2021) Kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn sau giáo dục sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng 4(2), tr. 56-66.
14. Morisky DE, Green LW, Levine DM (1986) Concurrent and predictive validity of a self-reported measure of medication adherence. Medical care 24(1): 67-74.
15. Lam CSP, Arnott C, Beale AL et al (2019) Sex differences in heart failure. Eur Heart J 40(47): 3859-3868.