Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của trẻ viêm da cơ địa và mức độ tác động của bệnh lên gia đình cha, mẹ và người chăm sóc trực tiếp trẻ qua bảng điểm DFI tại Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Da Liễu Tp. Hồ Chí Minh
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của trẻ và người chăm sóc trực tiếp trẻ viêm da cơ địa. Xác định điểm số tác động gia đình của bệnh viêm da cơ địa thông qua bảng câu hỏi DFI (Dermatitis Family Impact Questionnaire) và mối liên quan giữa điểm DFI với độ nặng của bệnh theo SCORAD. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 408 trẻ và người chăm sóc trực tiếp trẻ bị viêm da cơ địa tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 và Bệnh viện Da liễu TP.HCM, từ tháng 02/2023 đến tháng 7/2023. Kết quả: Tuổi trung vị của trẻ là 3,67 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ là 1,1/1. Hầu hết mẹ là người chăm sóc trực tiếp cho trẻ chiếm 79,9% và nghề nội trợ chiếm tỉ lệ cao nhất 25,98%, 21,57% trẻ có tiền sử gia đình bị viêm da cơ địa. Tuổi khởi phát bệnh trung vị là 12 tháng, thời gian mắc bệnh trung vị là 8,25 tháng. Điểm SCORAD trung vị là 33,65 điểm. Điểm DFI trung bình là 9,45 ± 4,32 điểm, trung vị là 9 điểm, có mối tương quan thuận giữa điểm SCORAD và điểm DFI (p=0,001). Kết luận: Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của trẻ và gia đình trẻ VDCĐ rất đa dạng. Đa phần trẻ mắc bệnh mức độ vừa, với điểm SCORAD là 33,65 điểm. Bệnh có tác động vừa đến cha mẹ và người chăm sóc trẻ, thể hiện qua điểm DFI, có mối tương quan giữa điểm DFI và mức độ nặng của bệnh theo SCORAD.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Yang EJ, Beck KM, Sekhon S, Bhutani T, Koo J (2019) The impact of pediatric atopic dermatitis on families: A review. Pediatr Dermatol 36(1): 66-71. doi:10.1111/pde.13727.
3. Lawson, Lewis-Jones, Finlay, Reid, Owens (1998) The family impact of childhood atopic dermatitis: the Dermatitis Family Impact questionnaire. Br J Dermatol. 138(1): 107-113. doi:10.1046/j.1365-2133.1998.02034.x
4. Basra MKA, Sue-Ho R, Finlay AY (2007) The Family Dermatology Life Quality Index: Measuring the secondary impact of skin disease. Br J Dermatol 156(3): 528-538. doi: 10.1111/j.1365-2133.2006.07617.x
5. Ngô Duy Đăng Khoa (2020) IgE đặc hiệu trên trẻ em Viêm da cơ địa tại bệnh viện da liễu TP.HCM. Luận văn chuyên khoa II Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Published online.
6. Hwang CY, Chen YJ, Lin MW et al (2010) Prevalence of atopic dermatitis, allergic rhinitis and asthma in Taiwan: A national study 2000 to 2007. Acta Derm Venereol 90(6): 589-594. doi: 10.2340/00015555-0963.
7. Maksimovic N, Zaric M, Reljic V, Nikolic M, Gazibara T (2020) Factors associated with improvement of quality of life among parents of children with atopic dermatitis: 1-year prospective cohort study. J Eur Acad Dermatol Venereol JEADV 34(2): 325-332. doi:10.1111/jdv.15939.
8. Barbarot S, Silverberg JI, Gadkari A et al (2022) The Family Impact of Atopic Dermatitis in the Pediatric Population: Results from an International Cross-sectional Study. J Pediatr 246: 220-226.. doi:10.1016/j.jpeds.2022.04.027
9. Al Shobaili HA (2010) The impact of childhood atopic dermatitis on the patients’ family. Pediatr Dermatol 27(6): 618-623. doi: 10.1111/j.1525-1470.2010.01215.x