Nghiên cứu áp dụng thang điểm chảy máu não (ICH-GS) trong tiên lượng bệnh nhân chảy máu não nguyên phát tại Khoa Cấp cứu

  • Mai Xuân Thiên Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
  • Trần Hải Hà Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
  • Nguyễn Đăng Tuân Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Main Article Content

Keywords

Chảy máu não, kết cục, thang điểm NIHSS, tiên lượng

Tóm tắt

Mở đầu: Chảy máu não chiếm từ 10 đến 20% toàn bộ đột quỵ não và điều trị đã có nhiều bước tiến cải thiện tỷ lệ tử vong, tuy nhiên khả năng phục hồi vẫn còn chưa rõ ràng do đó vấn đề tiên lượng hiện nay đặc biệt quan trọng. Có nhiều thang điểm tiên lượng tử vong và kết quả điều trị ở bệnh chảy máu não, trong đó thang điểm chảy máu não (ICH-GS) được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu đánh giá giá trị thang điểm trên trong tiên lượng bệnh nhân chảy máu não. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá độ chính xác của thang điểm ICH-GS trong dự đoán tiên lượng phục hồi chức năng thần kinh và tử vong trong vòng 30 ngày ở những bệnh nhân chảy máu não nguyên phát nhập viện. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 87 bệnh nhân chảy máu não nhập vào Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City từ tháng 06 năm 2021 đến tháng 05 năm 2024. Kết quả: Có 12 trường hợp (13,7%) bệnh nhân tử vong sau 30 ngày trong tổng số 87 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu. Diện tích dưới đường cong (AUC) khi sử dụng điểm ICH-GS trong tiên lượng tử vong 30 ngày là 0,89 (p<0,001, CI 95%: 0,83-0,94). Điểm ICH-GS có liên quan mạnh đến mức độ giảm điểm NIHSS tại thời điểm 30 ngày. Kết luận: Thang điểm ICH-GS là thang điểm có giá trị trong tiên lượng tử vong và phục hồi trong vòng 30 ngày.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Feigin VL, Lawes CM, Bennett DA, Barker-Collo SL, Parag V (2009) Worldwide stroke incidence and early case fatality reported in 56 population-based studies: A systematic review. Lancet Neurol 8(4): 355-369.
2. Mattishent K, Kwok CS, Ashkir L, Pelpola K, Myint PK, Loke YK (2015) Prognostic tools for early mortality in hemorrhagic stroke: Systematic review and meta-analysis. J Clin Neurol 11(4): 339-348.
3. Specogna AV, Patten SB, Turin TC, Hill MD (2014) Cost of spontaneous intracerebral hemorrhage in Canada during 1 decade. Stroke 45(1): 284-286.
4. van Asch CJ, Luitse MJ, Rinkel GJ, van der Tweel I, Algra A, Klijn CJ (2019) Incidence, case fatality, and functional outcome of intracerebral haemorrhage over time, according to age, sex, and ethnic origin: A systematic review and meta-analysis. Lancet Neurology 9(2): 167-176.
5. Yuniati D, Syifak S, Putra PA, & Saffanah VSP (2023) Intracerebral Hemorrhage Score as a Prognosis Prediction of Spontaneous Intracerebral Hemorrhage at RSI Surabaya Jemursari. Aksona 3(2): 67–73. https://doi.org/10.20473/aksona.v3i2.40242.
6. Hanley DF, Lane K, McBee N et al (2017) Thrombolytic removal of intraventricular haemorrhage in treatment of severe stroke: Results of the randomised, multicentre, multiregion, placebo-controlled CLEAR III trial. Lancet 389(10069): 603-611.
7. Bhatia R, Singh H, Singh S, Padma MV, Prasad K, Tripathi M, Kumar G, Singh MB (2013) A prospective study of in-hospital mortality and discharge outcome in spontaneous intracerebral hemorrhage. Neurol India 61(3): 244-248.
8. Bruce SS, Appelboom G, Piazza M, Hwang BY, Kellner C, Carpenter AM, Bagiella E, Mayer S, Connolly ES (2011) A comparative evaluation of existing grading scales in intracerebral hemorrhage. Neurocrit Care 15(3): 498-505.
9. Ruiz-Sandoval JL, Chiquete E, Romero-Vargas S, Padilla-Martínez JJ, González-Cornejo S (2007) Grading scale for prediction of outcome in primary intracerebral hemorrhages. Stroke 38(5): 1641-1644.