Đánh giá hiệu quả điều trị nang tụy hoại tử nhiễm khuẩn bằng các phương pháp can thiệp ít xâm lấn tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Lâm Tùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Minh Ngọc Quang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Dương Minh Thắng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Thị Hoài Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thùy Dung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Hóa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Quang Đậu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Luân Ngọc Chiến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hà Minh Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hoàng Mạnh Vững Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Văn Thanh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Nang tụy hoại tử, dẫn lưu qua da, nội soi cắt hoại tử tụy qua da, dẫn lưu xuyên thành qua dạ dày, nội soi cắt hoại tử tụy xuyên thành qua dạ dày

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị nang tụy hoại tử nhiễm khuẩn bằng phương pháp ít xâm lấn tại Bệnh viện Trung ương Quân đội (TƯQĐ) 108. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng là những bệnh nhân bị biến chứng nang tụy hoại tử nhiễm khuẩn sau viêm tụy cấp điều trị tại Bệnh viện TƯQĐ 108. Thiết kế nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện đánh giá hiệu quả, tai biến, biến chứng sau can thiệp. Kết quả: Trong vòng 4 năm từ 2020 đến 2024, có 19 bệnh nhân nhập viện vì biến chứng ổ hoại tử nhiễm khuẩn sau viêm tụy cấp trong đó tỷ lệ nam chiếm 89,5%, nữ 10,5%. Các kỹ thuật ít xâm lấn đã được thực hiện bao gồm: Dẫn lưu nang tụy hoại tử qua da 9/19 (47,4%), nội soi lấy hoại tử tụy qua da 4/19 (21,1%), dẫn lưu xuyên thành dạ dày 3/19 (15,8%) và nội soi lấy hoại tử tụy qua dạ dày 3/19 (15,7%). Tỷ lệ thành công về mặt kỹ thuật là 19/19 (100%), tỷ lệ thành công về lâm sàng là 17/19 (89,5%). Các biến chứng thường gặp là chảy máu 4/19 (21,1%), di lệch dẫn lưu 3/19 (15,8%), viêm phúc mạc gặp 1 trường hợp chiếm 5,3%, không có trường hợp nào tử vong. Kết luận: Các biện pháp ít xâm lấn điều trị nang tụy hoại tử nhiễm khuẩn đem lại hiệu quả cao và tỷ lệ tai biến biến chứng thấp. Tùy theo vị trí và tính chất nang tụy hoại tử lựa chọn phương pháp can thiệp thích hợp cho từng bệnh nhân.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Peery AF, Dellon ES, Lund J, Crockett SD, McGowan CE, Bulsiewicz WJ et al (2012) Burden of gastrointestinal disease in the United States: 2012 update. Gastroenterology 143(5): 1179-1187.
2. Petrov MS, Shanbhag S, Chakraborty M, Phillips AR, Windsor JA (2010) Organ failure and infection of pancreatic necrosis as determinants of mortality in patients with acute pancreatitis. Gastroenterology 139(3): 813-820.
3. Rodriguez JR, Razo AO, Targarona J, Thayer SP, Rattner DW, Warshaw AL, Fernández-del Castillo C (2008) Debridement and closed packing for sterile or infected necrotizing pancreatitis: Insights into indications and outcomes in 167 patients. Ann Surg 247(2): 294-299.
4. Van Santvoort HC, Bollen TL, van Ramshorst B et al (2010) A step-up approach or open necrosectomy for necrotizing pancreatitis. New England J Med 362(16): 1491-1502.
5. van Brunschot S, van Grinsven J, van Santvoort HC et al (2018) Endoscopic or surgical step-up approach for infected necrotising pancreatitis: a multicentre randomised trial. Lancet 391(10115): 51-58. doi: 10.1016/S0140-6736(17)32404-2.
6. Trikudanathan G, Wolbrink DRJ, van Santvoort HC (2019) Current Concepts in Severe Acute and Necrotizing Pancreatitis: An Evidence-Based Approach. Gastroenterology 156: 1994-2007.
7. Bộ Y tế (2016) Siêu âm can thiệp – đặt ống thông dẫn lưu nang giả tụy. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nội khoa chuyên ngành tiêu hóa. Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 271-274.
8. Liu P, Song J, Ke HJ, Lv NH, Zhu Y, Zeng H, Zhu Y, Xia L, He WH, Li J, Huang X, Lei YP (2017) Double-catheter lavage combined with percutaneous flexible endoscopic debridement for infected pancreatic necrosis failed to percutaneous catheter drainage. BMC Gastroenterology 17(1): 155.
9. Jain S, Mahapatra SJ, Gupta S, Shalimar, Garg PK (2018) Infected Pancreatic Necrosis due to Multidrug-Resistant Organisms and Persistent Organ failure Predict Mortality in Acute Pancreatitis. Clinical and Translational Gastroenterology 9(10): 190.
10. Ke L, Li G, Wang P, Mao W, Lin J (2021) The efficacy and efficiency of stent-assisted percutaneous endoscopic necrosectomy for infected pancreatic necrosis: a pilot clinical study using historical controls. Eur J Gastroenterol Hepatol 33: e435–e441.
11. Ke L, Li J, Hu P, Wang L, Chen H, Zhu Y (2016) Percutaneous Catheter Drainage in Infected Pancreatitis Necrosis: a Systematic Review. Indian J Surg 78(3): 221–228. DOI 10.1007/s12262-016-1495-9.
12. Zeng Y, Yang J, Zhang JW (2023) Endoscopic transluminal drainage and necrosectomy for infected necrotizing pancreatitis: Progress and challenges. World J Clin Cases 11(9): 1888-1902.