Kiến thức và thái độ về sử dụng vaccin phòng nhiễm trùng đường hô hấp của người bệnh COPD
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả kiến thức thái độ về sử dụng vaccin phòng nhiễm trùng đường hô hấp của người bệnh COPD tại Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 151 đối tượng được chẩn đoán COPD đang điều trị tại Khoa Nội Hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 6/2022 đến tháng 8/2022 đồng ý tham gia nghiên cứu. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy có 81,5% đối tượng biết rằng vaccin phòng cúm và 47,7% biết rằng vaccin phòng phế cầu dự phòng nhiễm trùng đường hô hấp. Trong khi có 71,5% đối tượng biết mục đích của việc tiêm vaccin là làm giảm đợt cấp COPD thì chỉ có 28,5% đối tượng lại cho rằng tiêm vaccin để làm giảm triệu chứng của bệnh. Nghiên cứu chỉ ra có 17,9% đối tượng chọn đúng thời điểm mùa thu để tiêm vaccin phòng nhiễm trùng đường hô hấp trong năm nhưng có 75,5% chưa hiểu đúng khi cho rằng nên tiêm vào mùa xuân. Chỉ có 11,3% đối tượng biết nên tiêm vaccin phế cầu 5 năm 1 lần. Kết luận: Kiến thức về sử dụng vaccin phòng nhiễm trùng đường hô hấp của người bệnh COPD còn chưa cao. Để nâng cao kiến thức của người bệnh COPD, bệnh viện và nhân viên y tế cần nâng cao công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe về loại vaccin, mục đích, thời điểm tiêm vaccin phòng nhiễm trùng đường hô hấp cho người bệnh COPD.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Chronic Obstructive Pulmonary Disease (2010) The washington manual of medical therapeutics (33rd ed). Lippincott Williams & Wilkins: 271-282.
3. Đinh Ngọc Sỹ và CS (2012) Những kiến thức đơn giản về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hội nghị Khoa học bệnh hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, tr. 25-29.
4. Udell JA, Zawi R, Bhatt DL et al (2013) Association between influenza vac cination and cardiovascular outcomes in high-risk patients: A meta-analysis. JAMA 310: 1711-1720.
5. Walters JA, Tang JN, Poole P et al (2017) Pneumococcal vaccines for preventing pneumonia in chronic obstructive pulmonary disease. Cochrane Database Syst Rev 1(1): 001390.
6. Restrepo MI, Sibila O, Antonio AA (2018) Pneumonia in patients with chronic obstructive pulmonary disease. Tuberc Respir Dis (Seoul) 81(3): 187-197.
7. Bộ Y tế (2018) Quyết định 4562/QĐ-BYT về ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”. Hà Nội.
8. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 2. Nhà xuất bản Hồng Đức, tr. 24.
9. Phạm Thị Tuyết Nhung (2021) Thực trạng kiến thức về các yếu tố nguy cơ và biện pháp phòng ngừa đợt cấp ở người bệnh COPD tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai. Chuyên đề tốt nghiệp Chuyên khoa I, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
10. Đinh Thị Thu Huyền (2020) Thay đổi kiến thức, thực hành sử dụng bình hít của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định sau can thiệp. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng 3(2), tr. 80-86.
11. Phạm Thị Bích Ngọc (2018) Đánh giá kết quả hướng dẫn phục hồi chức năng hô hấp của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2018. Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
12. Văn Đức Phong (2020) Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quỳnh Lập năm 2020. Chuyên đề tốt nghiệp Chuyên khoa I, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
13. Kharroubi G, Cherif I, Bouabid L, Gharbi A, Boukthir A, Ben Alaya N, Ben Salah A, Bettaieb J (2021) Influenza vaccination knowledge, attitudes, and practices among Tunisian elderly with chronic diseases. BMC Geriatrics 21: 700.