Nghiên cứu sự bộc lộ dấu ấn ER, PR, HER2, Ki67 trong type phân tử ung thư biểu mô tuyến vú xâm nhập

  • Lê Thị Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trịnh Tuấn Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Phú Thắng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đinh Hữu Tâm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Type phân tử ung thư vú xâm nhập

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các type phân tử ung thư vú. Khảo sát sự bộc lộ các dấu ấn ER, PR, HER2, Ki67 trong các type phân tử ung thư vú. Đối tượng và phương pháp: 142 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vú xâm nhập qua sinh thiết kim hoặc được phẫu thuật cắt tuyến vú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Khối u nguyên phát chưa điều trị hóa chất trước mổ. Bệnh phẩm được nhuộm đủ 04 marker hóa mô miễn dịch ER, PR, HER2, Ki67. Kết quả: Tỷ lệ bộc lộ các type lần lượt là type LUMA chiếm tỷ lệ cao nhất 28,9%, HER2 (17,6%), LUMB (15,5%), TNP (14,8%), LAHH (16,2%), LBHH (7,0%). Tỷ lệ bộc lộ dấu ấn ER cao hơn PR (65,5% và 37,3%). Với dấu ấn HER2, tỷ lệ HER2 dương tính thực sự (3+) chiếm 47,6%. Chỉ số Ki67 ở các type có tiên lượng tốt như LUMA và LUMB có xu hướng giảm dần từ mức Ki67 thấp đến Ki67 cao. Type TNP có chỉ số Ki67 tăng dần từ mức Ki67 thấp đến Ki67 cao. Kết luận: Sự bộc lộ của các dấu ấn ER, PR, HER2 ở các mức độ khác nhau có ý nghĩa trong việc phân type phân tử ung thư vú. Sự bộc lộ dấu ấn Ki67 theo từng type cho thấy mức độ tiên lượng giảm dần theo thứ tự: Type LUMA, LUMB, LAHH, HER2, LBHH, TNP.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đoàn Thị Phương Thảo (2012) Nghiên cứu gen HER2 và phân nhóm phân tử ung thư vú. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y-Dược, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Tạ Văn Tờ (2004) Nghiên cứu hình thái học, hóa mô miễn dịch và giá trị tiên lượng của chúng trong ung thư biểu mô tuyến vú. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Bhargava R, Esposito NN and Dabbs DJ (2010) Immunohistology of the breast. Diagnostic immunohistochemistry: Theranostic and genomic applications, 3rd Edition, Saunders, USA: 763-819.
4. Brenton JD, Carey LA, Ahmed AA and Caldas C (2005) Molecular classification and molecular forecasting of breast cancer: Ready for clinical application?. J Clin Oncol 23: 7350-60.
5. Goldhirsch A, Wood WC and Coates AS (2011) Strategies for subtypes-dealing with the diversity of breast cancer. Highlights of the St gallen international expert consensus on the primary therapy of early breast cancer 2011. Annals of Oncology 10: 1093.
6. Lakhani SR, Elis IO, Schnitt SJ et al (2012) WHO classification of tumors of the breast. IARC, Lyon, France.
7. Mohsin SK, Weiss H, Havighurst et al (2004) Progesterone receptor by immunohistochemistry and clinical outcome in breast cancer: A validation study. Modern Pathology 17: 1545-54.
8. Spitale A, Mazzola P, Soldini D et al (2009) Breast cancer classification according to immunohistochemical markers: clinicopathologic features and short-term survival analysis in a population-based study from the South of Switzerland. Annals of Oncology 20: 628-635.
9. Tsutsui S, Yasuda K, Suzuki K et al (2006) Bcl-2 protein expression is associated with p27 and p53 protein expressions and MIB-1 counts in breast cancer. BMC Cancer 6: 187.