Kết quả điều trị tân bổ trợ toàn bộ ở bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn II, III tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả đáp ứng hoàn toàn trên mô bệnh học (pathological Complete Response - pCR) của bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn II, III được điều trị tân bổ trợ toàn bộ (Total Neoadjuvant Therapy - TNT) và các yếu tố liên quan đến pCR. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp không có nhóm chứng trên 51 BN UTTT vị trí 1/3 giữa, dưới giai đoạn II-III được hóa xạ trị (HXT), tổng liều xạ 50,4Gy/28Fx kết hợp hóa chất capecitabine 825mg/m2/ngày ´ 2 lần/ngày ´ 28 ngày xạ, theo sau bởi 12-16 tuần điều trị hóa chất tân bổ trợ bằng phác đồ mFOLFOX6. Phẫu thuật được tiến hành sau hóa trị 2-4 tuần. Đánh giá đáp ứng trên mô bệnh học theo mức độ thoái lui u. Kết quả: Trong nghiên cứu có 98% (50/51 BN) có đáp ứng trên mô bệnh học, trong đó tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn là 33,3%. 1 BN bệnh tiến triển sau điều trị chiếm 2%. Các yếu tố ảnh hưởng đến pCR bao gồm: Chiều dài khối u, giai đoạn N, tuổi và đáp ứng trên lâm sàng. Trong đó: BN có chiều dài u ≤ 4cm có pCR 60% cao hơn so với chiều dài > 4cm, pCR 22,2%, p=0,029, BN N0, N1, N2 có tỷ lệ pCR lần lượt là 100%, 60% và 25% (p=0,012), BN từ 65 tuổi trở lên có pCR 52,9% cao hơn so với tuổi dưới 65, pCR 23,5%, p=0,036. BN đạt được đáp ứng hoàn toàn trên lâm sàng (clinical Complete Response- cCR) có tỷ lệ pCR cao hơn so với BN không đạt được cCR (62,50% và 20%, p=0,003). Kết luận: Điều trị tân bổ trợ toàn bộ trước phẫu thuật cho tỷ lệ đáp ứng trên mô bệnh học cao. BN có chiều dài khối u ≤ 4cm, giai đoạn N0-1, cao tuổi có cơ hội đạt được pCR cao hơn so với BN có chiều dài khối u > 4cm, giai đoạn hạch N2, trẻ tuổi. BN đạt được cCR có khả năng đạt pCR cao hơn.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Conroy T, Lamfichekh N, Etienne P, Rio E, François E, Mesgouez-Nebout N, Vendrely V, Artignan X, Bouché O, Gargot D, Boige V, Bonichon-Lamichhane N, Louvet C, Morand C, Fouchardière CD, Juzyna B, Rullier E, Marchal F, Castan F & Borg C (2020) Total neoadjuvant therapy with mFOLFIRINOX versus preoperative chemoradiation in patients with locally advanced rectal cancer: Final results of PRODIGE 23 phase III trial, a UNICANCER GI trial. Journal of Clinical Oncology.
3. Hospers G, Bahadoer RR, Dijkstra EA, et al (2020) Short-course radiotherapy followed by chemotherapy before TME in locally advanced rectal cancer: The randomized RAPIDO trial. J Clin Oncol 38(15):4006-4006. doi:10.1200/JCO.2020.38.15_suppl.4006.
4. Smith JJ, Chow OS, Gollub MJ et al (2015) Organ Preservation in Rectal Adenocarcinoma: A phase II randomized controlled trial evaluating 3-year disease-free survival in patients with locally advanced rectal cancer treated with chemoradiation plus induction or consolidation chemotherapy, and total mesorectal excision or nonoperative management. BMC Cancer 15: 767. doi:10.1186/s12885-015-1632-z.
5. Gavioli M, Luppi G, Losi L et al (2005) Incidence and clinical impact of sterilized disease and minimal residual disease after preoperative radiochemotherapy for rectal cancer. Dis Colon Rectum 48(10): 1851-1857. doi:10.1007/s10350-005-0133-6.
6. Phạm Cẩm Phương (2013) Đánh giá hiệu quả của xạ trị kết hợp Capecitabine trước mổ trong ung thư trực tràng thấp tiến triển tại chỗ. Luận án Tiến sỹ, Đại học Y Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Hiếu, Lê Văn Quảng, Bùi Công Toàn (2023) Đánh giá kết quả hóa xạ trị tiền phẫu trong ung thư trực tràng giai đoạn xâm lấn. Bản B Của Tạp Chí Khoa Học Và Công Nghệ Việt Nam 60(2). Accessed. https://b.vjst.vn/index.php/ban_b/article/view/272.
8. Chapman BC, Lai SH, Friedrich T et al (2023) Rectal cancer: Clinical and molecular predictors of a complete response to total neoadjuvant therapy. Dis Colon Rectum 66(4): 521-530. doi:10.1097/DCR.0000000000002245.
9. Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Xuân Kiên, Nguyễn Đình Châu và cộng sự (2023) Kết quả bước đầu của điều trị tân bổ trợ toàn diện trước phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn II, III tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108. doi:10.52389/ydls.v18i0.1773.
10. Perez K, Safran H, Sikov W et al (2017) Complete Neoadjuvant Treatment for Rectal Cancer: The Brown University Oncology Group CONTRE Study. Am J Clin Oncol 40(3):283-287. doi:10.1097/COC.0000000000000149.
11. Garcia-Aguilar J, Chow OS, Smith DD et al (2015) Effect of adding mFOLFOX6 after neoadjuvant chemoradiation in locally advanced rectal cancer: a multicentre, phase 2 trial. Lancet Oncol16(8):957-966. doi:10.1016/S1470-2045(15)00004-2.
12. Zhang H, Cao K, Li G et al (2022) Active surveillance in long period of total neoadjuvant therapy in rectal cancer: Early prediction of poor regression response. Front Oncol 12: 1049228. doi:10.3389/fonc.2022.1049228.
13. Mehraj A, Baba AA, Khan B et al (2022) Predictors of pathological complete response following neoadjuvant chemoradiotherapy for rectal cancer. J Cancer Res Ther 18(Supplement):391-396. doi:10.4103/jcrt.JCRT_1273_20