Đánh giá kết quả của phương pháp giảm đau sau mổ đa mô thức trong chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật cắt gan

  • Nguyễn Hồng Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Giảm đau đa mô thức, giảm đau ngoài màng cứng, giảm đau PCA, phẫu thuật cắt gan

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả của phương pháp giảm đau sau mổ đa mô thức trong chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật cắt gan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 53 bệnh nhân được phẫu thuật cắt gan tại Khoa Phẫu thuật Gan - Mật - Tụy, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 03/2023 đến tháng 7/2023. Bệnh nhân được thực hiện giảm đau bằng 1 trong các phương pháp sau tại phòng mổ (1) PCA ngoài màng cứng (2) PCA đường tĩnh mạch (3) Tê thấm vết mổ; phối hợp giảm đau đường tĩnh mạch: Paracetamol 1g kết hợp nefopam 20mg mỗi 6 giờ trong 3 ngày đầu sau mổ, và uống Ultracet 325/37,5mg những ngày sau đó hoặc truyền tĩnh mạch nefopam 20mg mỗi 6 giờ trong 3 ngày đầu sau mổ và uống nefopam 20mg với bệnh nhân có chống chỉ định dùng paracetamol. Đánh giá hiệu quả giảm đau của phương pháp bằng thang điểm VAS, các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Kết quả: Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 55,25 ± 14,7. Tỉ lệ nam giới là 81,1%. Phần lớn các bệnh nhân có ASA II (92,5%). Thời gian phẫu thuật trung bình là 152,2 ± 56 phút, 100% bệnh nhân có chỉ số sinh tồn ổn định và bình thường. Bệnh nhân đau ở mức độ nhẹ và vừa phải ở cả trạng thái tĩnh và động, sau đó mức độ đau giảm dần từ ngày thứ 3. Bắt đầu từ giờ 16, có 34% bệnh nhân có thể vận động đi lại ngoài hành lang và tăng dần đến ngày thứ 5 có 100% bệnh nhân có thể hoạt động bình thường. Mức độ rất hài lòng 73,7%, hài lòng 26,4%. Kết luận: Giảm đau đa mô thức trong chăm sóc sau phẫu thuật cắt gan điều trị ung thư gan cho hiệu quả rất tốt, phù hợp với tiêu chí của ERAS, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc và điều trị.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Chinh (2018) Đau và các phương pháp giảm đau sau mổ. Gây mê hồi sức Lý thuyết và lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, tr. 666-678.
2. Girish P Joshi, ERAS & Anesthesiologist. Hội thảo khoa học chuyên đề Tăng cường hồi phục sau Phẫu thuật và vai trò Bác sĩ gây mê, Hà Nội.
3. Công Quyết Thắng (2020) Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ bụng trên bằng truyền liên tục hỗn hợp levobupivacain 0,125% kết hợp với dexamethason qua catheter ngoài màng cứng ngực. Hội nghị khoa học Gây mê hồi sức toàn quốc 2020.
4. Nguyễn Thị Hiền (2020) Kết quả chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108.
5. Li J, Pourrahmat MM, Vasilyeva E et al (2019) Efficacy and Safety of Patient-controlled Analgesia Compared with Epidural Analgesia After Open Hepatic Resection: A Systematic Review and Meta-analysis. Ann Surg 270(2): 200-208.
6. Liang X, Ying H, Wang H et al (2018) Enhanced recovery care versus traditional care after laparoscopic liver resections: A randomized controlled trial. Surg Endosc 32(6): 2746-2757.
7. Melloul E, Hu¨bner M, Scott M et al (2016) Guidelines for perioperative care for liver surgery: enhanced recovery after surgery (ERAS) society recommendations. World J Surg 40: 2425-2440.
8. Ni CY, Wang ZH, Huang ZP, Zhou H, Fu LJ, Cai H, Huang XX, Yang Y, Li H-F, Zhou WP (2018) Early enforced mobilization after liver resection: A prospective randomized controlled trial. International Journal of Surgery 54: 254-258.
9. Wang L, Li J, Xi R, Guo R (2020) The effect of comprehensive nursing on the postoperative recovery and quality of life of patients undergoing hepatectomy. Int J Clin Exp Med 13(7): 4750-4757.