Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ tim mạch với tổn thương thận theo tỷ lệ albumin/creatinin ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Quân y 103

  • Đặng Thị Huệ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Tỷ lệ Albumin/ Creatinine, bệnh thận mạn, đái tháo đường típ 2

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa tổn thương thận, mức độ nguy cơ tiến triển bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối theo phân loại Albumin Creatinin Ratio (ACR) với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 (ĐTĐ típ 2). Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu, mô tả cắt ngang 192 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association - ADA) 2016, điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 10/2019 đến tháng 3/2020. Kết quả: Nồng độ ACR tỉ lệ thuận với tuổi, tăng triglycerid, glucose và HbA1c. Không có mối liên quan giữa ACR với BMI, tăng huyết áp, gút. Kết luận: Kết luận: Mức độ tổn thương thận theo ACR có liên quan thuận với một số yếu tố nguy cơ tim mạch như tuổi cao, tăng trigicerid máu, kiểm soát đường huyết kém ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thận - tiết niệu. Hà Nội, tr. 36-46.
2. Dunkler D, Gao P, Lee SF, Heinze G, Clase CM, Tobe S, Teo KK, Gerstein H, Mann JF, Oberbauer R; ONTARGET and ORIGIN Investigators (2015) Risk Prediction for Early CKD in type 2 diabetes. Clin J Am Soc Nephrol 10(8): 1371-1379.
3. Nguyễn Song Hài (2017) Nghiên cứu tỉ lệ, đặc điểm bệnh thận mạn theo phân loại của KDIGO năm 2012 ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Học viện Quân Y.
4. Hà Thị Hồng Cẩm (2013) Nghiên cứu giá trị của chỉ số albumin/creatinin nước tiểu trong chẩn đoán biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Đỗ Quốc Thiên Hương (2014) Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng thận ở bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường týp 2 tại tỉnh Bình Dương. Học viện Quân Y.
6. Trần Thị Ngọc Thư (2012) Nghiên cứu Microalbumin niệu và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Trường Đại học Y dược Huế.
7. Hoàng Thu Hà (2017) Nghiên cứu tỷ lệ microalbumin niệu dương tính ở bệnh nhân đái tháo đường. Y học Thành phố Hồ Chí Minh 21, tr. 62-66.
8. Anyanwagu U, R Donnelly, and I Idris (2019) Individual and Combined Relationship between Reduced eGFR and/or Increased Urinary Albumin Excretion Rate with Mortality Risk among Insulin-Treated Patients with Type 2 Diabetes in Routine Practice. Kidney Dis (Basel) 5(2): 91-99.
9. American Diabetes Association (2020) Microvascular complications and foot care: standards of medical care in diabetes-2020. Diabetes Care 43(1): 135-151.
10. Inker LA, Astor BC, Fox CH, Isakova T, Lash JP, Peralta CA, Kurella Tamura M, Feldman HI (2014) KDOQI US commentary on the 2012 KDIGO clinical practice guideline for the evaluation and management of CKD. Am J Kidney Dis 63(5): 713-735.
12. Stevens PE, Levin A; Kidney Disease: Improving Global Outcomes Chronic Kidney Disease Guideline Development Work Group Members (2013) Evaluation and management of chronic kidney disease: Synopsis of the kidney disease: Improving global outcomes 2012 clinical practice guideline. Ann Intern Med 158(11): 825-830.