Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân phản vệ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Phạm Đăng Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Vĩnh Nghi Viện Khoa học Sức khoẻ, VinUniversity

Main Article Content

Keywords

Phản vệ, adrenalin, đặc điểm lâm sàng

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá một số đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân phản vệ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên 83 bệnh nhân phản vệ, điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2022 đến 10/2023. Bệnh nhân được chẩn đoán phản vệ theo tiêu chuẩn của Hội Dị ứng Thế giới (2019) và phân độ phản vệ theo Brown (2004). Thu thập dữ liệu về tiền sử, nguyên nhân, triệu chứng và kết quả điều trị phản vệ. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 52,34 ± 18,00 tuổi, nam giới chiếm 46,99%. Nguyên nhân phản vệ thường gặp nhất là thuốc (51,81%), thức ăn (25,30%), cản quang (15,66%). Tỷ lệ bệnh nhân phản vệ mức độ nặng được tiêm bắp adrenalin, truyền adrenalin liên tục, sử dụng các thuốc vận mạch khác, nhập viện cao hơn và thời gian nằm viện lâu hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân phản vệ mức độ trung bình. Kết luận: Phản vệ là một tình trạng cấp cứu đe dọa tính mạng, trong đó thuốc là nguyên nhân hàng đầu. Nhận biết sớm phản vệ dựa vào các triệu chứng lâm sàng, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả điều trị, giảm thời gian nằm viện và giảm tỉ lệ tử vong.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Cardona V, Ansotegui IJ, Ebisawa M, El-Gamal Y, Fernandez Rivas M, Fineman S et al (2020) World allergy organization anaphylaxis guidance 2020. World Allergy Organ J 13(10):100472. doi: 10.1016/j.waojou.2020.100472.
2. Kemp SF, Lockey RF, Simons FE (2008) Epinephrine: The drug of choice for anaphylaxis. A statement of the World Allergy Organization. Allergy 63(8): 1061-1070.
3. Turner PJ, Worm M, Ansotegui IJ, El-Gamal Y, Rivas MF, Fineman S et al (2019) Time to revisit the definition and clinical criteria for anaphylaxis? World Allergy Organization Journal 12(10): 100066.
4. Brown SGA (2004) Clinical features and severity grading of anaphylaxis. Journal of Allergy and Clinical Immunology 114(2): 371-376.
5. Yu JE, Lin RY (2018) The epidemiology of anaphylaxis. Clin Rev Allergy Immunol 54(3): 366-374.
6. Worm M, Eckermann O, Dölle S, Aberer W, Beyer K, Hawranek T et al (2014) Triggers and treatment of anaphylaxis: An analysis of 4,000 cases from Germany, Austria and Switzerland. Dtsch Arztebl Int 111(21): 367-375.
7. Sampson HA, Muñoz-Furlong A, Campbell RL, Adkinson NF, Bock SA, Branum A7 et al (2006) Second symposium on the definition and management of anaphylaxis: Summary report—Second National Institute of Allergy and Infectious Disease/Food Allergy and Anaphylaxis Network symposium. Journal of Allergy and Clinical Immunology 117(2): 391-397.
8. Pumphrey R (2004) Anaphylaxis: Can we tell who is at risk of a fatal reaction? Curr Opin Allergy Clin Immunol 4(4): 285-290.
9. Bộ Y tế (2017) Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. Thông tư số 51/2017/TT-BYT.
10. Beyer K, Eckermann O, Hompes S, Grabenhenrich L, Worm M (2012) Anaphylaxis in an emergency setting - elicitors, therapy and incidence of severe allergic reactions. Allergy 67(11): 1451-1456.
11. Shaker MS, Wallace DV, Golden DBK, Oppenheimer J, Bernstein JA, Campbell RL et al (2020) Anaphylaxis-a 2020 practice parameter update, systematic review, and Grading of Recommendations, Assessment, Development and Evaluation (GRADE) analysis. J Allergy Clin Immunol 145(4): 1082-1123.