Thời gian sống thêm và các yếu tố liên quan đến thời gian sống thêm 6 tháng của bệnh nhân bị hẹp đường mật ác tính sau thủ thuật đặt stent đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng

  • Trịnh Xuân Hùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Tắc mật do ung thư, stent đường mật, thời gian sống thêm

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thời gian sống thêm và các yếu tố liên quan đến thời gian sống thêm 6 tháng ở bệnh nhân tắc mật do ung thư sau thủ thuật đặt stent đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng. Đối tượng và phương pháp: 79 bệnh nhân bị tắc mật do ung thư, đặt stent đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng tại khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2018 đến 03/2022. Nghiên cứu can thiệp không đối chứng, mô tả cắt ngang, lựa chọn mẫu phi xác xuất. Kết quả: Thời gian sống thêm ≥ 6 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất (41,8%), thấp nhất là thời gian sống thêm < 1 tháng (2,5%), trung bình là 187,6 ± 148,8 ngày. Thời gian sống thêm ≥ 6 tháng giảm đáng kể (p<0,05) ở các nhóm ung thư giai đoạn III và IV; có bệnh kèm theo, albumin máu < 30g/dL; suy kiệt sau đặt stent; đặt stent để điều trị giảm nhẹ; có biến chứng sớm và muộn sau đặt stent. Kết luận: Thời gian sống thêm ≥ 6 tháng chiếm tỉ lệ cao. Giai đoạn ung thư III và IV, bệnh kèm theo, albumin máu, chỉ định đặt stent điều trị, biến chứng sau đặt stent có khả năng dự báo thời gian sống thêm ≥ 6 tháng của bệnh nhân tắc mật do ung thư sau đặt stent qua nội soi mật tụy ngược dòng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Kurniawan J, Hasan I, Gani RA, Simadibrata M (2016) Mortality-related factors in patients with malignant obstructive jaundice. Acta Med Indones 48(4): 282-288.
2. Kusumaningtyas L, Makmun D, Syam AF, Setiati S. (2020) Six-month survival of patients with malignant distal biliary stricture following endoscopic biliary stent procedure and its associated factors. Acta Med Indones 52(1): 31-38.
3. Luo J, Xiao L, Wu C, Zheng Y, Zhao N (2013) The incidence and survival rate of population-based pancreatic cancer patients: Shanghai cancer registry 2004-2009. PLoS One 8(10): 76052. doi:10.1371/journal.pone.0076052.
4. Termsinsuk P, Charatcharoenwitthaya P, Pausawasdi N (2022) Development and validation of a 90-day mortality prediction model following endobiliary drainage in patients with unresectable malignant biliary obstruction. Frontiers in Oncology 12: 922386.
5. Liao WC, Angsuwatcharakon P, Isayama H, Dhir V, Devereaux B, Khor CJ et al (2017) International consensus recommendations for difficult biliary access. Gastrointest Endosc 85(2): 295-304. doi:10.1016/j.gie.2016.09.037.
6. Bô Y tế (2014) Nội soi mật tụy ngược dòng can thiệp đặt stent đường mật - tụy. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa chuyên ngành Tiêu hóa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 77-81.
7. Isayama H, Hamada T, Yasuda I, Itoi T, Ryozawa S, Nakai Y et al (2015) TOKYO criteria 2014 for transpapillary biliary stenting. Digestive endoscopy 27(2): 259-264.
8. Đỗ Quang Út NTT, Nguyễn Khánh Trạch (2021) Đánh giá các biến chứng của đặt stent đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng trong điều trị tắc mật do ung thư. Tạp chí Y Dược lâm sáng 108 16(8): 46-56.
9. Zu QQ, Zhang JX, Wang B, Ye W, Liu S, Shi HB (2019) Percutaneous transpapillary biliary stent placement for distal malignant biliary obstruction: Outcomes and survival analysis. The Turkish journal of gastroenterology : The official journal of Turkish Society of Gastroenterology 30(8): 714-721. doi:10.5152/tjg.2019.18317.
10. Nakai Y, Isayama H, Sasaki T, Sasahira N, Tsujino T, Kogure H et al (2011) Comorbidity, not age, is prognostic in patients with advanced pancreatic cancer receiving gemcitabine-based chemotherapy. Crit Rev Oncol Hematol 78(3): 252-259. doi:10.1016/j.critrevonc.2010.05.007.
11. Akirov A, Masri-Iraqi H, Atamna A, Shimon I (2020) Corrigendum to low albumin levels are associated with mortality risk in hospitalized patients. American Journal of Medicine 130(12): 1465. 11-1465.e19, Am J Med. 133(5):646. doi:10.1016/j.amjmed.2020.02.001.