Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh meropenem trong việc điều trị nhiễm trùng thần kinh trung ương tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Phạm Văn Huy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thành Đức Trường Đai học Dược Hà Nội
  • Lê Bá Hải Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thu Hương Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Lê Minh Hồng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đức Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đinh Thị Lan Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đặng Phương Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Liên Hương Trường Đại học Dược Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Nhiễm trùng thần kinh trung ương, meropenem

Tóm tắt

Mục tiêu: Meropenem là một kháng sinh quan trọng trong điều trị nhiễm trùng thần kinh trung ương (NTTKTƯ), đặc biệt khi tỷ lệ vi khuẩn Gram âm đa kháng đang tăng cao. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu phân tích thực trạng sử dụng meropenem ở những bệnh nhân mắc bệnh NTTKTƯ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong năm 2023. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả hồi cứu cắt ngang, dựa trên dữ liệu thu được từ hồ sơ bệnh án của những bệnh nhân có chẩn đoán NTTKTƯ, được điều trị bằng meropenem tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 giai đoạn 01/01/2023-31/12/2023. Mức độ phù hợp về chỉ định, liều dùng của meropenem được đánh giá dựa trên các hướng dẫn điều trị nhiễm trùng thần kinh trung ương tại Việt Nam và trên thế giới, Dược thư Quốc gia Việt Nam và các tờ thông tin sản phẩm lưu hành tại bệnh viện. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận 47 bệnh nhân có chẩn đoán NTTKTƯ được điều trị bằng meropenem tại bệnh viện. Vi khuẩn Gram âm là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất. Có 18 bệnh án sử dụng phác đồ khởi đầu không chứa meropenem, 29 bệnh án còn lại sử dụng meropenem là kháng sinh ban đầu. Chỉ có 3 phác đồ meropenem đơn độc được sử dụng, còn lại là phác đồ phối hợp. Tỷ lệ sử dụng meropenem phù hợp với vai trò kháng sinh ban đầu, thay thế và hướng đích lần lượt là là 55,2%, 75,0% và 50,0%. Có 32/45 (71,1%) bệnh nhân sử dụng đúng liều theo khuyến cáo. Có 100% bệnh nhân truyền tĩnh mạch và 83% bệnh nhân được truyền kéo dài 3 giờ. Kết luận: Mức độ phù hợp của meropenem cả về mặt chỉ định và liều dùng trong đơn kê tại bệnh viện khá cao, tuy vậy vẫn còn tỷ lệ nhất định chưa phù hợp theo khuyến cáo. Do đó, dược sĩ lâm sàng cần tham gia hỗ trợ để rà soát và tối ưu hóa sử dụng meropenem trên quần thể bệnh nhân nhạy cảm này.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Archibald LK, Quisling RG (2013) Central Nervous System Infections. Textbook of Neurointensive Care: 427–517. doi: 10.1007/978-1-4471-5226-2_22.
2. Bộ Y tế (2022), Meropenem, Dược thư Quốc gia
Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, tr. 950-952.
3. Edwards JR (1995) Meropenem: a microbiological overview. Journal of Antimicrobial Chemotherapy. 36(suppl_A): 1-17.
4. Bộ Y tế (2020) Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện (Ban hành kèm theo Quyết định số 5631 ngày 31 tháng 12 năm 2020), Nhà xuất bản Y học.
5. Bộ Y tế (2015) Viêm màng não mủ, Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, (Ban hành kèm theo Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015), Nhà xuất bản
Y học, tr. 229-233.
6. Tunkel AR, Glaser CA, Bloch KC, Sejvar JJ, Marra CM, Roos KL, Hartman BJ, Kaplan SL, Scheld WM, Whitley RJ; Infectious Diseases Society of America (2008) The management of encephalitis: clinical practice guidelines by the Infectious Diseases Society of America. Clin Infect Dis 47(3):303-327. doi: 10.1086/589747.
7. van de Beek D, Cabellos C, Dzupova O, Esposito S, Klein M, Kloek AT, Leib SL, Mourvillier B, Ostergaard C, Pagliano P, Pfister HW, Read RC, Sipahi OR, Brouwer MC; ESCMID Study Group for Infections of the Brain (ESGIB) (2016) ESCMID guideline: diagnosis and treatment of acute bacterial meningitis. Clin Microbiol Infect 22 Suppl 3:S37-62. doi: 10.1016/j.cmi.2016.01.007.
8. Carter E, McGill F (2022) The management of acute meningitis: An update. Clin Med (Lond) 22(5):396-400. doi: 10.7861/clinmed.2022-cme-meningitis.
9. Bodilsen J, D'Alessandris QG, Humphreys H, Iro MA, Klein M, Last K, Montesinos IL, Pagliano P, Sipahi OR, San-Juan R, Tattevin P, Thurnher M, de J Treviño-Rangel R, Brouwer MC; ESCMID Study Group for Infections of the Brain (ESGIB) (2023) European society of Clinical Microbiology and Infectious Diseases guidelines on diagnosis and treatment of brain abscess in children and adults. Clin Microbiol Infect 30(1):66-89. doi: 10.1016/j.cmi.2023.08.016.
10. Novielli KD, Arenson CA (2003) Overview of geriatrics. Clin Podiatr Med Surg 20(3): 373-381.
11. Oliveira J, Reygaert WC (2023) Gram-Negative Bacteria. 2023 Aug 8. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing.
12. Baldwin CM, Lyseng-Williamson KA, Keam SJ (2008) Meropenem: a review of its use in the treatment of serious bacterial infections. Drugs 68(6):803-838. doi: 10.2165/00003495-200868060-00006.
13. Brunton LL, Lazo JS, and Parker KL (2006) Goodman & Gilman's The Pharmacological Basis of Therapeutics, Eleventh Edition, The McGraw Hill Companies.
14. Betram GK and Anthony JT (2015) Basic & Clinical Pharmacology, Thirteenth Edition, McGraw Hill Education.
15. Van Boeckel TP, Gandra S, Ashok A, Caudron Q, Grenfell BT, Levin SA, Laxminarayan R (2014) Global antibiotic consumption 2000 to 2010: An analysis of national pharmaceutical sales data. Lancet Infect Dis 14(8): 750.
16. Tamma PD, Cosgrove SE, and Maragakis LL (2012) Combination therapy for treatment of infections with gram-negative bacteria. Clin Microbiol Rev. 25(3): 450-470.
17. Goneau LW, Delport J, Langlois L, Poutanen SM, Razvi H, Reid G, Burton JP (2020) Issues beyond resistance: inadequate antibiotic therapy and bacterial hypervirulence. FEMS Microbes 1(1):xtaa004. doi: 10.1093/femsmc/xtaa004.
18. Shabaan AE, Nour I, Elsayed Eldegla H, Nasef N, Shouman B, Abdel-Hady H (2017) Conventional Versus Prolonged Infusion of Meropenem in Neonates With Gram-negative Late-onset Sepsis: A Randomized Controlled Trial. Pediatr Infect Dis J 36(4):358-363. doi: 10.1097/INF.0000000000001445.
19. Lu C, Zhang Y, Chen M, Zhong P, Chen Y, Yu J, Wu X, Wu J, Zhang J (2016) Population Pharmacokinetics and Dosing Regimen Optimization of Meropenem in Cerebrospinal Fluid and Plasma in Patients with Meningitis after Neurosurgery. Antimicrob Agents Chemother 60(11): 6619-6625. doi: 10.1128/AAC.00997-16.