Kiến thức và tuân thủ sử dụng thuốc ở bệnh nhân ngoại trú được kê thuốc chống đông đường uống tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Thị Thu Thủy Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Phạm Hiền Anh Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Tống Thanh Huyền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Văn Huy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đức Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Liên Hương Trường Đại học Dược Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Thuốc chống đông uống, kiến thức, tuân thủ dùng thuốc, bệnh nhân ngoại trú, Việt Nam

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng kiến thức và tuân thủ sử dụng thuốc chống đông đường uống của bệnh nhân ngoại trú. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 152 bệnh nhân ngoại trú được kê đơn thuốc chống đông kháng vitamin K (VKA) hoặc thuốc chống đông đường uống trực tiếp (DOAC) tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 12/2023 đến tháng 2/2024. Nghiên cứu đánh giá kiến thức và tuân thủ dùng thuốc chống đông lần lượt bằng bộ câu hỏi AKT và GMAS, hai bộ câu hỏi này đã được dịch, thẩm định và thích ứng văn hóa tại Việt Nam. Kết quả: Mẫu nghiên cứu có tuổi trung bình là 70,9 ± 8,1 (năm). Rung nhĩ là chỉ định chính của thuốc chống đông (94,1%). Điểm chuẩn hóa kiến thức của toàn mẫu là 43,2%, trong đó điểm của nhóm DOAC cao hơn nhóm VKA (44,1% so với 36,5%). Chỉ 3,9% bệnh nhân có kiến thức ở mức “tốt”. Về tuân thủ, có 88,8% bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc chống đông ở mức “Cao”. Tỷ lệ này ở nhóm DOAC là 88,1% thấp hơn so với nhóm VKA 94,1%. Kết luận: Nghiên cứu ghi nhận sự thiếu hụt về kiến thức sử dụng thuốc chống đông ở bệnh nhân ngoại trú; ngược lại tuân thủ dùng thuốc chống đông ở mức tương đối tốt. Cần có các biện pháp hiệu quả để tăng cường kiến thức về sử dụng thuốc chống đông, từ đó đóng góp vào tối ưu hóa liệu pháp kháng đông, cải thiện chất lượng điều trị trên người bệnh.     

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Geller AI, Shehab N, Lovegrove MC, Weidle NJ, Budnitz DS (2023) Bleeding related to oral anticoagulants: Trends in US emergency department visits, 2016-2020. Thrombosis research 225: 110-115.
2. Ozaki AF, Choi AS, Le QT, Ko DT, Han JK, Park SS, et al (2020) Real-World Adherence and Persistence to Direct Oral Anticoagulants in Patients With Atrial Fibrillation: A Systematic Review and Meta-Analysis. Circulation Cardiovascular quality and outcomes 13(3): 005969.
3. Matalqah L (2013) Relationship between patients’ warfarin knowledge and anticoagulation control: results of a validated tool in Malaysia. Journal of pharmaceutical and biomedical sciences 30: 967-974.
4. Rolls CA, Obamiro KO, Chalmers L, Bereznicki LRE (2017) The relationship between knowledge, health literacy, and adherence among patients taking oral anticoagulants for stroke thromboprophylaxis in atrial fibrillation. Cardiovascular therapeutics 35(6).
5. Patsiou V, Samaras A, Kartas A, Moysidis DV, Papazoglou AS, Bekiaridou A, et al (2023) Prognostic implications of adherence to oral anticoagulants among patients with atrial fibrillation: Insights from MISOAC-AF trial. Journal of Cardiology 81(4): 390-396.
6. Ahmed H, Saddouh EA, Abugrin ME, Ali AMM, Elgdhafi EO, Khaled A, et al (2021) Association between Patients' Knowledge and Adherence to Anticoagulants, and Its Effect on Coagulation Control. Pharmacology 106(5-6): 265-274.
7. Borne RT, O’Donnell C, Turakhia MP, Varosy PD, Jackevicius CA, Marzec LN, et al (2017) Adherence and outcomes to direct oral anticoagulants among patients with atrial fibrillation: Findings from the veterans health administration. BMC Cardiovascular Disorders 17(1): 236.
8. Anticoagulation forum. Core Elements of Anticoagulation Stewardship Programs 2019.
9. Obamiro KO, Chalmers L, Bereznicki LR (2016) Development and Validation of an Oral Anticoagulation Knowledge Tool (AKT). PloS one 11(6): 0158071.
10. Phạm Thị Hồng Thắm, Châu Minh Nhật (2020) Dịch thuật và thẩm định độ tin cậy của bộ câu hỏi khảo sát kiến thức về sử dụng thuốc kháng đông. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh tập 24, số 6, tr. 131-133.
11. Mbaye A, R Yassine AA Ngaide, M.C.B.O. Leye (2016) Knowledge of oral anticoagulation treatment by vitamin K antagonist: Survey among 100 patients in the Cardiology Department of Grand Yof general hospital of Dakar in Senegal. Angéiologie 68(3): 54.
12. Nguyen TH, Truong HV, Vi MT, Taxis K, Nguyen T, Nguyen KT (2021) Vietnamese Version of the General Medication Adherence Scale (GMAS): Translation, Adaptation, and Validation. Healthcare (Basel, Switzerland) 9(11).
13. Hoàng Nguyễn Kim Thoa (2023) Phân tích thực trạng kê đơn và kiến thức, hành vi sử dụng thuốc chống đông đường uống trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ Dược học. Đại học Dược Hà Nội.
14. Tran MH, Nguyen HH, Mai QK, Pham HT (2023) Knowledge and medication adherence of oral anticoagulant-taking patients in Vietnam. Research and practice in thrombosis and haemostasis 7(1): 100044.
15. Nguyễn Ngọc Quân, Đặng Việt Đức (2021) Thực trạng kiến thức sử dụng thuốc chống đông đường uống của người bệnh rung nhĩ không do bệnh van tim tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Khoa học Điều dưỡng 05(04).
16. Matalqah L (2013) Relationship between patients’ warfarin knowledge and anticoagulation control: results of a validated tool in Malaysia. Journal of pharmaceutical andbiomedical sciences 30(30): 967-974.
17. Deshpande CG, Kogut S, Willey C (2018)
Real-World Health Care Costs Based on Medication Adherence and Risk of Stroke and Bleeding in Patients Treated with Novel Anticoagulant Therapy. Journal of managed care & specialty pharmacy 24(5): 430-439.