Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp nhằm làm giảm nhiễm khuẩn bệnh viện tại các đơn vị Hồi sức tích cực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Quang Toàn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Kim Phương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Tiến Sỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Nghiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Hằng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hằng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Hải Yến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đặng Thị Hạnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Nhiễm khuẩn bệnh viện, vi khuẩn đường ruột kháng carbapenem, phòng ngừa tiếp xúc

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả làm giảm nhiễm khuẩn bệnh viện của một số biện pháp tăng cường vệ sinh tay và sàng lọc, cách ly người bệnh mang vi khuẩn đường ruột kháng carbapenem (CRE) tại các đơn vị Hồi sức tích cực (HSTC), Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp thực hiện tăng cường vệ sinh tay và sàng lọc chủ động CRE và thực hiện cách ly người bệnh mang CRE trên 450 người bệnh điều trị tại các đơn vị HSTC. Kết quả: Trước can thiệp: Tỷ lệ NKBV ở các bệnh nhân điều trị tại các khoa HSTC là 30,4%, tỷ lệ mang CRE khi sàng lọc ở thời điểm nhập HSTC là 30,77%, ở thời điểm ra viện là 84,9%, thời gian lây nhiễm CRE là 9-12 ngày. Sau can thiệp: Tỷ lệ NKBV giảm còn 17,7%, tỷ lệ mang CRE ở thời điểm ra viện giảm còn 52,5%, thời gian trì hoãn lây nhiễm CRE kéo dài hơn (13-24) ngày. Các CRE phân lập được chủ yếu gồm K. pneumoniae (47,08%), E. coli (23,2%), E. cloace 5,71%. Các gen mã hoá carbapenemase qua test nhanh của K. pneumoniae chủ yếu gồm KPC và NDM, của E. coli chủ yếu gồm OXA và NDM. Kết luận: Tỷ lệ NKBV tại các đơn vị HSTC trước can thiệp còn ở mức cao. Thực hiện biện pháp tăng cường vệ sinh tay, sàng lọc và cách ly người bệnh mang CRE làm giảm tỷ lệ lây nhiễm CRE và NKBV tại các đơn vị HSTC.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Laxminarayan R, Impalli I, Rangarajan R, Cohn J, Ramjeet K, Trainor BW, Strathdee S, Sumpradit N, Berman D, Wertheim H, Outterson K, Srikantiah P, Theuretzbacher U (2024) Expanding antibiotic, vaccine, and diagnostics development and access to tackle antimicrobial resistance. Lancet 2024. 403(10443): 2534-2550.
2. Lewnard JA, Charani E, Gleason A, Hsu LY, Khan WA, Karkey A, Chandler CIR, Mashe T, Khan EA, Bulabula ANH, Donado-Godoy P, Laxminarayan R (2024) Burden of bacterial antimicrobial resistance in low-income and middle-income countries avertible by existing interventions: An evidence review and modelling analysis. Lancet 403(10442): 2439-2454.
3. Mendelson M, Lewnard JA, Sharland M, Cook A, Pouwels KB, Alimi Y, Mpundu M, Wesangula E, Weese JS, Røttingen JA, Laxminarayan R (2024) Ensuring progress on sustainable access to effective antibiotics at the 2024 UN General Assembly: A target-based approach. Lancet 403(10443): 2551-2564.
4. McKinn S, Trinh DH, Drabarek D, Trieu TT, Nguyen PTL, Cao TH, Dang AD, Nguyen TA, Fox GJ, Bernays S (2021) Drivers of antibiotic use in Vietnam: implications for designing community interventions. BMJ Glob Health 6(7):e005875. doi: 10.1136/bmjgh-2021-005875.
5. Carrique-Mas JJ, Choisy M, Van Cuong N, Thwaites G, Baker S (2020) An estimation of total antimicrobial usage in humans and animals in Vietnam. Antimicrob Resist Infect Control 9(1): 16.
6. Depuydt PO, Vandijck DM, Bekaert MA, Decruyenaere JM, Blot SI, Vogelaers DP, Benoit DD (2008) Determinants and impact of multidrug antibiotic resistance in pathogens causing ventilator-associated-pneumonia. Crit Care
12(6): 142.
7. Falcone M, Russo A, Iacovelli A, Restuccia G, Ceccarelli G, Giordano A, Farcomeni A, Morelli A, Venditti M (2016) Predictors of outcome in ICU patients with septic shock caused by Klebsiella pneumoniae carbapenemase-producing K. pneumoniae. Clin Microbiol Infect 22(5):444-50. doi: 10.1016/j.cmi.2016.01.016.
8. Tran DM, Larsson M, Olson L, Hoang NTB, Le NK, Khu DTK, Nguyen HD, Vu TV, Trinh TH, Le TQ, Phan PTT, Nguyen BG, Pham NH, Mai BH, Nguyen TV, Nguyen PTK, Le ND, Huynh TM, Anh Thu LT, Thanh TC, Berglund B, Nilsson LE, Bornefall E, Song LH, Hanberger H (2019) High prevalence of colonisation with carbapenem-resistant Enterobacteriaceae among patients admitted to Vietnamese hospitals: Risk factors and burden of disease. J Infect 79(2): 115-122.
9. Weiner-Lastinger LM, Abner S, Edwards JR, Kallen AJ, Karlsson M, Magill SS, Pollock D, See I, Soe MM, Walters MS, Dudeck MA (2020) Antimicrobial-resistant pathogens associated with adult healthcare-associated infections: Summary of data reported to the National Healthcare Safety Network, 2015-2017. Infect Control Hosp Epidemiol 41(1): 1-18.
10. Bredin S, Charpentier J, Mira JP, Gastli N, Pène F, Llitjos JF (2022) Impact of colonization with multidrug-resistant bacteria on the risk of ventilator-associated pneumonia in septic shock. J Crit Care 71: 154068.
11. Göttig S, Walker SV, Saleh A, Koroska F, Sommer J, Stelzer Y, Steinmann J, Hamprecht A (2020) Comparison of nine different selective agars for the detection of carbapenemase-producing Enterobacterales (CPE). Eur J Clin Microbiol Infect Dis 39(5): 923-927.
12. H’ Nương Niê, Phạm Hồng Nhung, Trần Minh Châu, Vũ Ngọc Hiếu, Lại Đức Trường (2023) Xác định kiểu gen mã hóa carbapenemase của các chủng Klebsiella pneumoniae sinh carbapenemase chưa phân nhóm được bằng hệ thống Phoenix M50. Tạp chí Nghiên cứu Y học 160(12V1), tr. 1-7.