Phân tích kết quả hiệu chỉnh liều vancomycin thông qua giám sát nồng độ thuốc trong máu bằng phương pháp ước đoán AUC theo Bayes tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An

  • Nguyễn Thị Cúc Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Trần Phương Thúy Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
  • Vũ Đình Hòa Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Hoàng Anh Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Quốc Cường Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
  • Nguyễn Văn Hùng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
  • Chu Thị Nguyệt Giao Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
  • Hoàng Hải Linh Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Đỗ Ngọc Tuấn Công ty Cổ phẩn Giải pháp công nghệ N2TP

Main Article Content

Keywords

vancomycin, TDM, AUC, Bayesian, bệnh nhân nhi

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích kết quả hiệu chỉnh liều vancomycin thông qua giám sát nồng độ thuốc trong máu (TDM) với đích AUC theo phương pháp Bayes và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ không đạt đích tại lần TDM đầu tiên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu từ tháng 6/2021 đến 6/2022 tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Bệnh nhân nhi được chỉ định vancomycin và thực hiện TDM theo quy trình đã phê duyệt. Giá trị AUC ước đoán theo phương pháp Bayes thông qua phần mềm SmartDoseAI được sử dụng để hiệu chỉnh liều nhằm đạt đích 400-600mg.h/L. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ không đạt đích bằng hồi quy logistic. Kết quả: Có 260 bệnh nhân nhi với trung vị tuổi 1,6 năm tuổi (tứ phân vị 0,8-3,9). Tỷ lệ đạt đích tại lần TDM đầu tiên là 50,0% và tăng lên đáng kể với 70,8% sau khi hiệu chỉnh liều. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ AUC < 400mg.h/L gồm tăng thanh thải thận (OR 3,14; p=0,007), nhiễm khuẩn huyết (OR 2,13; p=0,017) và liều duy trì dưới 60mg/kg/ngày (OR 2,56; p=0,002). Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ AUC > 600mg.h/L gồm chức năng thận suy giảm (< 60mL/phút) (OR 17,78; p<0,001), cân nặng tăng (OR 1,1, p=0,018). Kết luận: Hiệu chỉnh liều vancomycin với AUC theo tiếp cận Bayes giúp nâng cao khả năng đạt đích điều trị. Cần thiết phải TDM và lưu ý các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ không đạt đích khi cá thể hóa liều dùng trên lâm sàng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Liu C, Bayer A, Cosgrove SE et al (2011) Clinical practice guidelines by the infectious diseases society of america for the treatment of methicillin-resistant Staphylococcus aureus infections in adults and children. Clin Infect Dis 52(3): 18-55. doi:10.1093/cid/ciq146.
2. Marsot A (2018) Pharmacokinetic Variability in Pediatrics and Intensive Care: Toward a Personalized Dosing Approach. J Pharm Pharm Sci 21(1):354-362. doi:10.18433/jpps30082.
3. Rybak MJ, Le J, Lodise TP et al (2020) Therapeutic monitoring of vancomycin for serious methicillin-resistant Staphylococcus aureus infections: A revised consensus guideline and review by the American Society of Health-System Pharmacists, the Infectious Diseases Society of America, the Pediatric Infectious Diseases Society, and the Society of Infectious Diseases Pharmacists. Am J Health Syst Pharm 77(11): 835-864. doi:10.1093/ajhp/zxaa036.
4. Schwartz GJ, Brion LP, Spitzer A (1987) The use of plasma creatinine concentration for estimating glomerular filtration rate in infants, children, and adolescents. Pediatr Clin North Am 34(3):571-590. doi:10.1016/s0031-3955(16)36251-4.
5. Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Lê Trang, Dương Thanh Hải và cộng sự (2012) Phân tích tình hình sử dụng và giám sát nồng độ vancomycin trong máu trên bệnh nhân nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Tạp chí Y Dược học 17 (3/2021), tr. 60-64.
6. Trịnh Thị Vân Anh, Bùi Thị Ngọc Thực, Nguyễn Hoàng Anh (B) và cộng sự (2022) Phân tích kết quả hiệu chỉnh liều vancomycin thông qua giám sát nồng độ thuốc trong máu bằng phương pháp ước đoán AUC theo Bayes tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc 13(1), tr. 1-8.
7. Madigan T, Sieve RM, Graner KK, Banerjee R (2013) The effect of age and weight on vancomycin serum trough concentrations in pediatric patients. Pharmacotherapy 33(12):1264-72. doi:10.1002/ phar.1331.
8. Gordon CL, Thompson C, Carapetis JR, Turnidge J, Kilburn C, Currie BJ (2012) Trough concentrations of vancomycin: Adult therapeutic targets are not appropriate for children. Pediatr Infect Dis J 31(12):1269-1271.doi:10.1097/INF.0b013e31826a3eaf.
9. Avedissian SN, Bradley E, Zhang D et al (2017) Augmented renal clearance using population-based pharmacokinetic modeling in critically ill pediatric patients. Pediatr Crit Care Med 18(9): 388-394. doi:10.1097/PCC.0000000000001228.
10. Roberts JA, Lipman J (2009) Pharmacokinetic issues for antibiotics in the critically ill patient. Crit Care Med 37(3): 840-851 doi:10.1097/CCM.0b013e3181961bff.
11. Masich AM, Kalaria SN, Gonzales JP et al (2020) Vancomycin Pharmacokinetics in Obese Patients with Sepsis or Septic Shock. Pharmacotherapy. Mar 40(3):211-220. doi:10.1002/phar.2367.
12. Khare M, Haag MB, Kneese G et al (2021) A Multicenter retrospective study of vancomycin dosing by weight measures in children. Hosp Pediatr 11(11):289-296. doi:10.1542/hpeds.2020-004465.
13. Zhang H, Wang Y, Gao P et al (2016) Pharmacokinetic characteristics and clinical outcomes of vancomycin in young children with various degrees of renal function. J Clin Pharmacol 56(6): 740-748. doi:10.1002/jcph.653.