Nghiên cứu kết quả điều trị chống đông của thuốc kháng vitamin K ở bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Thị Thu Thủy Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Hạnh Duyên Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Phạm Văn Huy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Khánh Huyền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Liên Hương Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Đức Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Thuốc kháng Vitamin K (VKA), kiểm soát INR, thời gian trong khoảng điều trị (TTR), ngoại trú, Bệnh viện TƯQĐ 108

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát hiệu quả kiểm soát chỉ số INR của thuốc kháng vitamin K (VKA) ở bệnh nhân ngoại trú. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu trên bệnh nhân ngoại trú được kê đơn VKA trong giai đoạn từ tháng 01/2023 đến tháng 12/2023 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tiêu chí chính của nghiên cứu là chỉ số thời gian trong khoảng điều trị (TTR%) tính theo phương pháp Rosendaal. Kết quả: Tổng cộng 157 bệnh nhân ngoại trú được đưa vào nghiên cứu. Rung nhĩ không do bệnh van tim là bệnh lý chủ yếu của chỉ định thuốc VKA (65%). Có 35% người bệnh được xét nghiệm ít nhất 1 lượt INR trong thời gian theo dõi, trong đó tỷ lệ 30% các lượt đo đạt đích. Đối với khoảng điều trị INR 2,0 - 3,0, trung bình TTR% là 32,9% và 21,7% bệnh nhân được kiểm soát điều trị VKA ở mức tốt. Đối với khoảng điều trị INR 2,5 - 3,5, trung bình TTR% và tỷ lệ bệnh nhân được kiểm soát điều trị VKA ở mức tốt lần lượt là 20,6% và 4,3%. Kết luận: Hiệu quả kiểm soát INR của thuốc kháng vitamin K tại bệnh viện còn ở mức chưa cao. Cần tiến hành các giải pháp để tăng cường hiệu quả kiểm soát điều trị thuốc chống đông VKA tại bệnh viện.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Lau Joe F, Lau GrDB et al (2018) Anticoagulation therapy Springer International Publishing AG.
2. Kaatz S (2008) Determinants and measures of quality in oral anticoagulation therapy. Journal of thrombosis and thrombolysis 25(1): 61-66.
3. National Institute for Health and Care Excellence: Guidelines. Atrial fibrillation: Diagnosis and management. London: National Institute for Health and Care Excellence (NICE).
4. Hindricks G, Potpara T, Dagres N, Arbelo E, Bax JJ, Blomström-Lundqvist C et al (2021) 2020 ESC Guidelines for the diagnosis and management of atrial fibrillation developed in collaboration with the European Association for Cardio-Thoracic Surgery (EACTS): The Task Force for the diagnosis and management of atrial fibrillation of the European Society of Cardiology (ESC) Developed with the special contribution of the European Heart Rhythm Association (EHRA) of the ESC. Eur Heart J. 42(5):373-498.
5. Phong KĐ, Trí HHQ (2020) Đánh giá chất lượng của điều trị chống đông bằng thuố́c kháng Vitamin K ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim. Tạp chí Tim mạch học.
6. Thủy ĐTT (2016) Khảo sát hiệu quả điều trị của thuốc kháng Vitamin K trên bệnh nhân rung nhĩ hoặc có van tim cơ học tại bệnh viện Trưng Vương. Tạp chí Tim mạch học.
7. Kiều HT, Đỗ Văn Bửu Đan, Vinh PN (2015) Khảo sát thời gian INR trong khoảng điều trị của bệnh nhân đang điều trị thuốc kháng Vitamin K tại phòng khám BV Tâm Đức. Chuyên đề Tim mạch học.
8. Haas S, Ten Cate H, Accetta G, Angchaisuksiri P, Bassand JP, Camm AJ et al (2016) Quality of Vitamin K Antagonist Control and 1-Year Outcomes in Patients with Atrial Fibrillation: A Global Perspective from the GARFIELD-AF Registry. PLoS One 11(10): 0164076.
9. Rose A (2015) Anticoagulation management: Springer.
10. Rosendaal FR, Cannegieter SC, van der Meer FJ, Briet E (1993) A method to determine the optimal intensity of oral anticoagulant therapy. Thrombosis and haemostasis 69(3): 236-239.
11. De Caterina R, Husted S, Wallentin L, Andreotti F, Arnesen H, Bachmann F et al (2013) Vitamin K antagonists in heart disease: Current status and perspectives (Section III). Position paper of the ESC Working Group on Thrombosis -Task Force on Anticoagulants in Heart Disease. Thrombosis and haemostasis 110(6): 1087-1107.
12. Hội Tim mạch Việt Nam (2022) Khuyến cáo của Phân hội nhịp tim Việt Nam về chẩn đoán và xử trí rung nhĩ.
13. Geller AI, Shehab N, Lovegrove MC, Weidle NJ, Budnitz DS (2023) Bleeding related to oral anticoagulants: Trends in US emergency department visits, 2016-2020. Thrombosis research 225: 110-115.
14. Anticoagulant Forum (2019) Core Elements of Anticoagulation Stewardship Programs Administrative Oversight Gap Analysis: Hospitals and Skilled Nursing Facilities.
15. Chiang CE, Wang KL, Lip GY (2014) Stroke prevention in atrial fibrillation: An Asian perspective. Thrombosis and haemostasis 111(5): 789-997.