Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vi khuẩn ở bệnh nhân đợt cấp giãn phế quản nhập viện

  • Nguyễn Văn Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Xuân Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Minh Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Thi Thị Duyên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Tuệ Minh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Hữu Ý Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Đợt cấp, giãn phế quản, dịch rửa phế quản, đặc điểm vi khuẩn

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đặc điểm vi khuẩn ở bệnh nhân (BN) đợt cấp giãn phế quản (GPQ) nhập viện. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 122 BN chẩn đoán xác định đợt cấp GPQ, trong đó 60 BN được soi, lấy dịch rửa phế quản và nuôi cấy. BN cũng được lấy đờm, nuôi cấy và so sánh với kết quả cấy dịch phế quản. Kết quả: BN nam giới chiếm tỷ lệ 51,6%, độ tuổi trung bình là 68,09 ± 10,86. BN có tiền sử lao phổi và bệnh lý kết hợp chiếm tỷ lệ cao. Các triệu chứng phổ biến gồm ho khạc đờm, khó thở, khám phổi ran nổ. Số đợt cấp phải nhập viện trung bình trong 1 năm là 1,88 ± 1,43. Tổn thương lan toả trên HRCT chiếm ưu thế với tỷ lệ 82,8%. Số BN có ≥ 2 đợt cấp/năm ở nhóm có bệnh kết hợp và tổn thương lan toả trên HRCT cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có bệnh kết hợp và tổn thương khu trú với p<0,05. Tỷ lệ nuôi cấy dương tính là 86,7% với mẫu dịch phế quản và 96% với mẫu đờm. Trong đó vi khuẩn Gram âm chiếm ưu thế, phổ biến là Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coliAcinetobacter baumannii. Không có sự khác biệt về đặc điểm vi khuẩn giữa nhóm BN có ≥ 2 và < 2 đợt cấp/năm. Kết luận: BN đợt cấp GPQ nhập viện có tiền sử lao phổi và bệnh lý kết hợp chiếm tỷ lệ cao, nhập viện nhiều lần/năm, chủ yếu là tổn thương lan toả. Vi khuẩn Gram âm chiếm ưu thế, còn nhạy cảm với một số loại kháng sinh.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đình Tiến và Nguyễn Minh Hải (2020) Giãn phế quản. Bệnh hô hấp. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 117-125.
2. Choi H, Chalmers JD (2023) Bronchiectasis exacerbation: A narrative review of causes, risk factors, management and prevention. Ann Transl Med 11(1): 25.
3. Amati F, Simonetta E, Gramegna A et al (2019) The biology of pulmonary exacerbations in bronchiectasis. Eur Respir Rev 28(154): 190055.
4. Finch S, McDonnell MJ, Abo-Leyah H et al (2015) A comprehensive analysis of the impact of pseudomonas aeruginosa colonization on prognosis in adult bronchiectasis. Ann Am Thorac Soc 12(11): 1602-1611.
5. Bronchiectasis News Today Antibiotics for Bronchiectasis Treatment. https://bronchiectasisnewstoday.com/antibiotics-for-bronchiectasis-treatment/ (truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2024).
6. Kim HC, Suzuki M, Lim HF et al (2021) Survey of the management of patients with bronchiectasis: a pilot investigation in Asian populations. Korean J Intern Med 36(6): 1402-1409.
7. Hill AT, Haworth CS, Aliberti S et al (2017) Pulmonary exacerbation in adults with bronchiectasis: a consensus definition for clinical research. Eur Respir J 49(6):1700051.
8. Chu Thị Thu Lan (2016) Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao và vi khuẩn học qua dịch rửa phế quản tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
9. Ringshausen FC, Roux AD Diel R et al (2015) Bronchiectasis in Germany: A population-based estimation of disease prevalence. Eur Respir J 46(6): 1805-1807.
10. Le HY, Le VN, Pham NH et al (2020) Value of multidetector computed tomography angiography before bronchial artery embolization in hemoptysis management and early recurrence prediction: A prospective study. BMC Pulm Med 20(1): 231.
11. Chu Khánh Hòa (2015) Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vi khuẩn học của bệnh nhân giãn phế quản tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai. Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
12. Moreira JDS, Porto NDS, Peixoto JDJ et al (2003) Bronchiectasis: Diagnostic and therapeutic features A study of 170 patients. J. Pneumologia 29 (5): 258-263.
13. King PT, Holdsworth SR, Freezer NJ et al (2007) Microbiologic follow-up study in adult bronchiectasis. Respir Med 101(8): 1633-1638.
14. Santamaria F, Montella S, Camera L et al (2006) Lung structure abnormalities, but normal lung function in pediatric bronchiectasis. Chest 130(2): 480-486.
15. McDonnell MJ, Jary HR, Perry A et al (2015) Non cystic fibrosis bronchiectasis: A longitudinal retrospective observational cohort study of Pseudomonas persistence and resistance. Respir Med 109(6): 716-726.
16. Evans SA, Turner SM, Bosch BJ et al (1996) Lung function in bronchiectasis: The influence of Pseudomonas aeruginosa. Eur Respir J 9(8): 1601-164.
17. Vallières E, Tumelty K, Tunney MM et al (2017) Efficacy of Pseudomonas aeruginosa eradication regimens in bronchiectasis. Eur Respir J 49(4): 1600851.
18. Sethi GR and Batra V (2000) Bronchiectasis : Causes and management. Indian J Pediatr 67(2): 133-139.