Điều trị bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não có đột biến gen EGFR bằng gefitinib kết hợp xạ phẫu tổn thương não

  • Phạm Văn Luận Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Minh Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đình Tiến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Văn Đại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Anh Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ung thư phổi không tế bào nhỏ, di căn não, đột biến gen EGFR, gefitinib, xạ phẫu di căn não

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân (BN) ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) di căn não có đột biến gen EGFR bằng gefitinib kết hợp với xạ phẫu tổn thương não. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc, 35 BN UTPKTBN di căn não 1 đến 3 ổ, có đột biến gen EGFR dương tính được điều trị gefitinib kết hợp với xạ phẫu u não. BN được đánh giá sau mỗi 3 tháng hoặc khi có triệu chứng của bệnh tiến triển. Tiêu chuẩn chính là thời gian sống thêm bệnh không tiến triển (Progression-Free Survival - PFS), tỉ lệ đáp ứng khách quan tại não (Objective Response Rate - ORR). Tiêu chuẩn phụ là tỉ lệ kiểm soát bệnh (Disease Control Rate - DCR), thời gian sống thêm toàn bộ (Overall Survival - OS), tác dụng không mong muốn của gefitinib và xạ phẫu u não. Kết quả: Tuổi trung bình của BN là 63,34 tuổi. Đau ngực và đau đầu là 2 triệu chứng thường gặp nhất chiếm lần lượt là 62,9% và 65,7%. Có 48,6% BN di căn não 1 ổ, 17,1% di căn não 2 ổ và 34,3% BN có 3 ổ di căn. Có 57,1% số BN mang đột biến gen EGFR loại mất đoạn trên exon 19 và 42,9% BN mang đột biến điểm L858R trên exon 21. ORR chung là 71,4% và DCR là 94,3%. ORR nội sọ là 80% với 34,3% đáp ứng hoàn toàn. Trung vị PFS 13 ± 0,92 tháng, Trung vị OS là 22 ± 5,8 tháng. Không có mối liên quan giữa thời gian sống thêm với vị trí đột biến gen EGFR loại mất đoạn exon 19 và L858R và số lượng ổ di căn não. Tác dụng không mong muốn liên quan đến điều trị gefitinib gặp ở 54,3% số BN, nhiều nhất là nổi ban với 37,2%. Có 3 BN xuất hiện triệu chứng tăng áp lực nội sọ sau xạ phẫu 48 giờ, 5 BN xuất hiện động kinh và 2 BN sa sút trí tuệ trong quá trình theo dõi sau điều trị. Kết luận: Điều trị gefitinib kết hợp với xạ phẫu tổn thương di căn não là một biện pháp hiệu quả và an toàn ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não có đột biến gen EGFR.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Tamura T, Kurishima K, Nakazawa K et al (2015) Speccific organ metastase and survival in metastatic non-small cell lung cancer. Molecular and clinical oncology 3: 217-221.
2. Ni W, Chen W, Lu Y (2018) Emerging finding into molecular mechanism of brain metastase. Cancer Medicine 2018(7): 3820-3833.
3. Zheng MH, Sun HT, Xu JG et al (2016) Combining Whole-Brain Radiotherapy with Gefitinib/Erlotinib for Brain metastase from non-small cell lung cancer: A meta-analysis. BioMed Research International Volume 2016, Article ID 5807346.
4. Ares LP, Tan EH, O’Byrne K et al (2017) Afatinib versus gefititnib in patients with EGFR mutation-positive advanced non-small cell lung cancer: overall survival data from the phase IIb LUX-LUNG 7 trial. Annals of Oncology 28: 270-277.
5. Khalifa J, Amini A, Popat S et al (2016) Brain metastase from NSCLC: Radiation therapy in the Era of Targeted therapy. Journal of Thoracic Oncology, 11(10): 1627-1643.
6. Kelly WJ, Shah NJ and Subramaniam DS (2018) Management of Brain Metastase in Epidermal Growth Factor Receptor Mutant non-small cell lung cancer. Frontiers in oncology 2018(8): 208.
7. Khandekar MJ, Piotrowska Z, Willers H et al (2018) Role of Epidermal Growth Factor Receptor (EGFR) Inhibitor and Radiation in the management of Brain metastases from EGFR mutant Lung cancers. The Oncologist 23: 1054-1062.
8. Soria JC, Ohe Y, Reungwetwattana T et al (2018) Osimertinib in Untreated EGFR-Mutated Advanced non-small cell lung cancer. The New England Journal of Medicine 378(2): 113-125.
9. Pham Van Luan, Nguyen Dinh Tien, Nguyen Minh Hai et al (2021) Real-world analysis of the effect of gefitinib as a first-line therapy in patients with advanced non-small cell lung cancer with EGFR mutations. Therapeutic Advance in Medical Oncology 13: 1-7.
10. Thanh Ha Vu, Hoa Thai Thi Nguyen, Linh Khanh Dao et al (2021) Effectiveness and Tolerability of First-Line Afatinib for Advanced EGFR-Mutant Non-Small Cell Lung Cancer in Vietnam. Asian Pac J Cancer Prev 22(5): 1581-1590.
11. Soffiettia R, Cornub P, Delattre JY et al (2006) EFNS Guidelines on diagnosis and treatment of brain metastases: Report of an EFNS Task Force. European Journal of Neurology 13: 674-681.
12. Phạm Văn Thái (2015) Nghiên cứu điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não bằng hoá xạ trị. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
13. Brown PD, Jaeckle K, Ballman KV et al (2016) Effect of Radiosurgery Alone vs Radiosurgery with Whole Brain Radiation Therapy on Cognitive Function in Patients With 1 to 3 Brain Metastases: A Randomized Clinical Trial. JAMA 316(4): 401-409.
14. Zhang Q, Zhang X, Yan H et al (2016) Effects of epidermal growth factor receptor-tyrosine kinase inhibitors alone on EGFR-mutant non-small cell lung cancer with brain metastasis. Thorac Cancer, 2016; 7(6): 648-654.
15. Iuchi T, Shingyoi M, Sakaida T et al (2013) Phase II trial of gefitinib alone without radiation therapy for Japanese patients with brain metastases from EGFR-mutant lung adenocarcinoma. Lung Cancer 82(2): 282–287.
16. Nguyễn Anh Tuấn, Bùi Quang Biểu, Hoàng Đào Chinh và cộng sự (2023) Kết quả bước đầu xạ phẫu di căn não đa ổ ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 2023, tập 18, số đặc biệt 5, tr. 7-14.
17. Cho BC, Chewaskulyong B, Lee KH et al (2018) Osimertinib versus Standard of care EGFR-TKI as first-line treatment in patients with EGFRm advanced NSCLC: FLAURA Asian subset. J of Thorac Oncol 14(1): 99-106.
18. Zhu Q, Sun Y, Cui Y et al (2017) Clinical outcome of tyrosine kinase inhibitors alone or combined with radiotherapy for brain metastases from epidermal growth factor receptor (EGFR) mutant non-small cell lung cancer (NSCLC). Oncotarget 8(8): 13304-13311.