Đánh giá kết quả áp dụng quy trình an toàn can thiệp tim mạch của điều dưỡng ở bệnh nhân được can thiệp Tim mạch
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả quy trình an toàn can thiệp tim mạch (CTTM) mới tại Bệnh viện Trung ương Quân đội (TƯQĐ) 108 trong hai năm 2020 và 2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang, so sánh kết quả áp dụng quy trình an toàn CTTM trên 3900 bệnh nhân được can thiệp tim và mạch máu toàn thân tại Bệnh viện TƯQĐ 108 năm 2020 và 2021. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân nam/nữ là 57,2%/42,8%. Đường vào mạch máu động mạch đùi chiếm chủ yếu (82,7%); 3,2% số trường hợp sử dụng 02 đường vào trở lên. 59,9% bệnh nhân sử dụng thuốc kháng kết tập tiểu cầu trước can thiệp trong đó duoplavin 75/100mg chiếm 40,1% và 19,8% sử dụng aspirin. Tỷ lệ các tai biến sau áp dụng quy trình an toàn giảm: Biến chứng chảy máu trong 2 giờ đầu giảm từ 1,39% xuống còn 0,38%, tụ máu tại vị trí đường vào mạch máu giảm từ 1,39% còn 0,38%. Thời gian luân chuyển giữa các ca can thiệp giảm từ 15,6 ± 5,3 phút xuống còn 6,7 ± 4,3 phút. Kết luận: Áp dụng quy trình an toàn CTTM làm giảm đáng kể tỷ lệ tai biến, biến chứng trong và sau quá trình can thiệp đặc biệt là những tai biến của đường vào mạch máu cũng như tăng hiệu quả và giảm thời gian giữa các ca can thiệp.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Dyreborg J, Lipscomb HJ, Nielsen K et al (2022) Safety interventions for the prevention of accidents at work: A systematic review. Campbell systematic reviews journal 18(2): 1234.
3. Cardiovascular diseases in Viet Nam. Https://www.who.int/vietnam/health-topics/cardiovascular-diseases.
4. Flocco SF, Habibi H, Dellafiore F et al (2022) Guide for advanced nursing care of the adult with congenital heart diseases. Springer International Publishing.
5. Alkhalil M, Dzavik V, Bhatt DL et al (2022) Antiplatelet therapy in patients undergoing elective percutaneous coronary intervention. Curr. Cardiol. Rep 24(3): 277-293.
6. Sajnani N, Bogart DB (2013) Retroperitoneal hemorrhage as a complication of percutaneous intervention: Report of 2 cases and review of the literature. Open Cardiovasc Med Journal 7: 16-22.
7. Koetser ICJ, Vries EN, Van Delden OM et al (2013) A checklist to improve patient safety in interventional radiology. Cardiovasc. Intervent. Radiol 36(2): 312-319.
8. Avery K, O’Brien M, Pierce C et al (2015) Use of a nursing checklist to facilitate implementation of therapeutic hypothermia after cardiac arrest. Crit care nurse journal 35: 29-37.
9. Nicholson P, Kuhn L, Manias E et al (2021) The design and evaluation of a pre-procedure checklist specific to the cardiac catheterisation laboratory. Aust crit care 34(4): 350-357.