Tuân thủ điều trị của người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và các yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Thị Loan Bệnh viện TWQĐ 108
  • Lê Thị Thuận Bệnh viện TWQĐ 108
  • Bùi Thị Ánh Bệnh viện TWQĐ 108
  • Nguyễn Thị Nhung Bệnh viện TWQĐ 108
  • Vũ Xuân Thắng Bệnh viện TWQĐ 108
  • Nguyễn Đình Dũng Bệnh viện Dệt May
  • Mai Thanh Bình Bệnh viện TWQĐ 108

Main Article Content

Keywords

Tuân thủ điều trị, yếu tố ảnh hưởng, viêm loét dạ dày tá tràng, Bệnh viện TƯQĐ 108

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu của chúng tôi nhằm đánh giá các yếu tố liên quan tới sự tuân thủ điều trị của người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng (VLDDTT) tại Bệnh viện TƯQĐ 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích trên 356 bệnh nhân VLDDTT có triệu chứng lâm sàng được chọn ngẫu nhiên dựa vào kết quả nội soi và hồ sơ khám ngoại trú, từ 8/2023 đến 5/2024. Bệnh nhân tuân thủ điều trị khi điểm MMAS-8 ≥ 6 điểm. Các yếu tố liên quan tới sự tuân thủ điều trị như khó khăn khi dùng thuốc, tác dụng phụ, bệnh kết hợp và phác đồ điều trị được ghi nhận và phân tích thống kê. Kết quả: Sự tuân thủ điều trị làm tăng tỷ lệ điều trị ổn định bệnh (OR = 16,7; 95%CI = 7,4–32,3; p<0,0001) và hiệu quả diệt Helicobacter pylori (OR = 33,1; 95%CI: 4,0-182,6; p=0,0003) so với không tuân thủ. Yếu tố không muốn uống thuốc, lo lắng về hiệu quả của thuốc, lo lắng hoặc gặp tác dụng phụ của thuốc làm tăng cao đáng kể tỷ lệ không tuân thủ điều trị (p<0,0001). Đồng thời, nhiều bệnh lý kết hợp có ảnh hưởng tới sự tuân thủ của người bệnh. Ngoài ra, số lượng thuốc điều trị VLDDTT ³ 4 viên cũng làm giảm sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân (OR = 2,2; 95%CI = 1-4,49; p<0,05). Kết luận: Tuân thủ tốt sẽ làm tăng hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân VLDDTT và diệt Helicobacter pylori. Tuy nhiên, nhiều yếu tố khách quan và chủ quan của người bệnh làm giảm sự tuân thủ điều trị. Cần có phương pháp giám sát, và hỗ trợ bệnh nhân để tối ưu quá trình điều trị.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. WHO (2020) Methods and data sources for global burden of disease estimates. Geneva: World Health Organization.
2. Đào Nguyên Khải, Vũ Văn Khiên, và Phạm Thị Thu Hồ (2018) Nguyên nhân, mức độ và hình ảnh nội soi ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng chảy máu tiêu hóa. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 13(08).
3. Đặng Ngọc Quý Huệ, Trần Văn Huy, Nguyễn Thanh Hải (2016) Viêm dạ dày mạn do Helicobacter pylori: Hiệu quả tiệt trừ của phác đồ bốn thuốc có Bismuth (EBMT). Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, tr. 32.
4. Hà Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Thị Thanh Luyến (2022) Chất lượng cuộc sống của người bệnh loét dạ dày- tá tràng tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc năm 2021. Tạp chí nghiên cứu y học 156(8), tr. 301-310.
5. Lê Thị Xuân Thảo và cộng sự (2017) Tuân thủ điều trị tiệt trừ Helicobacter Pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh 21(02).
6. Trần Ngọc Huy, Phạm Việt Mỹ, Lê Hữu Phước (2024) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và tình hình tuân thủ điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện đại học y dược Shing mark. Tạp chí Y học Việt Nam 535(02), tr. 137-140.
7. Morisky DE et al (2008) Predictive validity of a medication adherence measure in an outpatient setting. J Clin Hypertens (Greenwich) 10(5): 348-354.
8. Eusebi LH, RM Zagari, and F Bazzoli (2014) Epidemiology of Helicobacter pylori infection. Helicobacter 19(1): 1-5.
9. Bùi Đặng Phương Chi và cộng sự (2021) Sự tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng. Tạp chí Y học công cộng 63(02), tr. 16-21.
10. Đặng Ngọc Quý Huệ (2018) Nghiên cứu tỷ lệ kháng Clarithromycin, levofloxacin của Helicobacter Pylori bằng epsilometer và hiệu quả của phác đồ EBMT ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn. Trường đại học Y dược Huế.
11. Đỗ Thị Hiến, Phạm Trường Sơn, Lê Thị Bình (2020) Đánh giá sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị ngoại trú tại Phòng khám Nội Tim mạch - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 15 (Số đặc biệt tháng 11).
12. Nguyễn Thị Loan (2021) Đánh giá không tuân thủ dùng thuốc và các yếu tố liên quan ở người bệnh ung thư gan điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 16(3), tr. 148-153.