Khảo sát sự biến đổi nồng độ ferritin huyết thanh ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn

  • Nguyễn Đức Nhật Bệnh viện TWQĐ 108
  • Lê Lan Phương Bệnh viện TWQĐ 108
  • Lê Xuân Dương Bệnh viện TWQĐ 108
  • Vũ Viết Sáng Bệnh viện TWQĐ 108
  • Nguyễn Hồng Tốt Bệnh viện TWQĐ 108
  • Nguyễn Xuân Lâm Bệnh viện TWQĐ 108
  • Phạm Thái Dũng Bệnh viện TWQĐ 108
  • Nguyễn Trung Kiên Bệnh viện Quân y 103
  • Bùi Văn Mạnh Bệnh viện Quân y 103
  • Hoàng Tiến Tuyên Bệnh viện Quân y 103

Main Article Content

Keywords

Ferritin huyết thanh, sốc nhiễm khuẩn

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát sự biến đổi nồng độ ferritin huyết thanh ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp: 120 bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực và Khoa Hồi sức truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 4/2023 đến tháng 10/2023, theo dõi sự biến đổi nồng độ ferritin huyết thanh tại các thời điểm được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn (T0); ngày 1 (T1), ngày 3 (T3) và ngày 7 (T7) so với ngày T0. Kết quả: Nồng độ ferritin huyết thanh tăng sớm ở thời điểm T0 là  912,2 ((699,4-1455,8) ng/ml và cao nhất tại thời điểm T1 là 923,8 (696,2-1441,8) ng/ml và giảm dần tại thời điểm T3, T7. Nồng độ ferritin huyết thanh tại thời điểm T0, T1, T3 có sự khác biệt giữa 2 nhóm sống và tử vong (p<0,05). Kết luận: Nồng độ ferritin huyết thanh tăng cao ở thời điểm được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, cao nhất là ngày thứ nhất, sau đó giảm dần. Nồng độ ferritin tăng cao có ý nghĩa thống kê ở nhóm tử vong do sốc nhiễm khuẩn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyen HB, Jaehne AK, Jayaprakash N et al (2016) Early goal-directed therapy in severe sepsis and septic shock: insights and comparisons to ProCESS, ProMISe, and ARISE. Crit Care 20(1): 160.
2. Knovich MA, Storey JA, Coffman LG et al (2009) Ferritin for the Clinician. Blood Rev 23(3): 95–104.
3. Kernan KF and Carcillo JA (2017) Hyperferritinemia and inflammation. Int Immunol 29(9): 401–409.
4. Singer M, Deutschman CS, Seymour CW et al (2016) The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). JAMA 315(8): 801-810.
5. Vincent JL, Moreno R, Takala J et al (1996) The SOFA (Sepsis-related Organ Failure Assessment) score to describe organ dysfunction/failure. On behalf of the Working Group on Sepsis-Related Problems of the European Society of Intensive Care Medicine. Intensive Care Med 22(7): 707-710.
6. Williams V, Menon N, Bhatia P et al (2020) Serum ferritin predicts neither organ dysfunction nor mortality in pediatric sepsis due to tropical infections. Front Pediatr 8: 607673.
7. Missano Florido M, Assunção M, Mazza B et al (2012) Evaluation of iron, transferrin and ferritin serum levels in patients with severe sepsis and septic shock. Critical Care 16(1): 424.
8. Birgegård G, Hällgren R, Killander A et al (1978) Serum ferritin during infection. A longitudinal study. Scand J Haematol 21(4): 333-340.
9. Fang YP, Zhang HJ, Guo Z et al (2022) Effect of serum ferritin on the prognosis of patients with sepsis: data from the mimic-iv database. Emergency Medicine International 2022: 2104755.
10. Liu F and Liu Z (2023) Association between ferritin to albumin ratio and 28-day mortality in patients with sepsis: A retrospective cohort study. European Journal of Medical Research 28(1): 414.
11. He L, Guo C, Su Y et al (2023) The relationship between serum ferritin level and clinical outcomes in sepsis based on a large public database. Sci Rep 13(1): 8677.
12. Rusu D, Blaj M, Ristescu I et al (2020) Outcome predictive value of serum ferritin in ICU patients with long ICU stay. Medicina (Kaunas) 57(1): 1.