Đánh giá tình trạng ứ sắt ở gan và tim trên máy cộng hưởng từ của bệnh nhân thalassemia

  • Đặng Thái Tôn Đại học Y Dược Thái Bình
  • Nguyễn Ngọc Trung Đại học Y Dược Thái Bình
  • Trần Thị Như Quỳnh Đại học Y Dược Thái Bình
  • Bùi Thị Minh Phượng Đại học Y Dược Thái Bình
  • Vũ Đăng Lưu Bệnh viện Bạch Mai, Đại học Y Hà Nội
  • Nguyễn Ngọc Tráng Bệnh viện Bạch Mai, Đại học Y Hà Nội
  • Phạm Minh Thông Bệnh viện Bạch Mai, Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Quá tải sắt, quá tải sắt ở gan, quá tải sắt ở tim, đo nồng độ sắt trên cộng hưởng từ

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá ứ sắt ở gan và tim trên máy cộng hưởng từ; đánh giá mối tương quan mức độ ứ sắt ở gan và tim trên cộng hưởng từ với nồng độ ferritin huyết thanh. Đối tượng và phương pháp: 566 bệnh nhân thalassemia trong thời gian từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 8 năm 2016 với các chỉ số nghiên cứu là tuổi, giới, thành phần huyết sắc tố, nồng độ ferritin huyết thanh, LIC, MIC, R2* T2*. Kết quả: Trong 566 bệnh nhân có 16,2% là alpha thalassemia, 34,5% beta thalassemia, 49,3% betathalassemia/HbE. Nồng độ ferritin trung bình nhóm nghiên cứu là 3108,9 ± 1841,6. T2*gan trung bình nồng độ 1,9 ± 1,4 (ms), R2*gan trung bình 670,4 ± 252,1 (Hz) Nồng độ sắt trung bình ở gan trên CHT (LIC trung bình) là 18,2 ± 7,1 (mg/g), Mức độ không ứ sắt ở tim trên Cộng hưởng từ  chiếm cao nhất, 474 bệnh nhân. Có 36 bệnh nhân nặng có T2*< 10ms. Số bệnh nhân có T2*tim > 20ms là 92 bệnh nhân chiếm 16,3%, nhóm Ferritin và LIC có tương quan thuận (R = 0,513; p=0,000). Ferritin và T2* có tương quan nghịch ở nhóm mức độ trung bình (R = -0,31; p=0.00). Chỉ số LIC và MIC trên cộng hưởng từ có mối tương quan thuận mức độ thấp (R = 0,21; p=0.00). Kết luận: Các giá trị trên cho ta thấy nhóm nghiên cứu có tình trạng ứ sắt trong cơ thể là nặng nề. Kiểm soát nồng độ sắt trong tim giúp tăng tuổi thọ của bệnh nhân. Có tương quan giữa nồng độ sắt trong gan và tim với nồng độ ferritin huyết thanh, việc theo dõi đánh giá mức độ ứ sắt ở gan và tim trên CHT là rất cần thiết.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phạm Quang Vinh (2006) Bệnh huyết sắc tố. Bài giảng Huyết học Truyền máu sau đại học. Nhà xuất bản Y học, tr. 190-197.
2. Hoàng Thị Hồng, Phạm Quang Vinh (2012) Đánh giá tình trạng ứ sắt của bệnh nhân Thalasemia dựa trên kỹ thuật chụp cộng hưởng từ gan. Tạp chí Y học Việt Nam.
3. Cappellini M, Cohen A, Porter J et al (2014) Guidelines for the management of transfusion dependent Thalassemia.
4. Kirk P, Roughton M, Porter JB et al (2009) Cardiac T2* magnetic resonance for prediction of cardiac complications in thalassemia major. Circulation, 120(20): 1961-1968.
5. Wood JC (2009) History and current impact of cardiac magnetic resonance imaging on the management of iron overload. Circulation 120(20): 1937-1939.
6. Azarkeivan A, Hashemieh M, Akhlaghpoor S et al (2013) Relation between serum ferritin and liver and heart MRI T2* in beta thalassaemia major patients. East Mediterr Health J 19(8): 727-732.
7. Hankins JS, McCarville MB, Loeffler RB et al (2009) R2* magnetic resonance imaging of the liver in patients with iron overload. Blood 113(20): 4853-4855.
8. Nguyễn Hồ Thị Nga, Lê Văn Phước và Bùi Văn Phẩm (2014) Đánh giá tương quan giữa ferritin huyết thanh và tình trạng ứ sắt ở gan, lách và tim trên bệnh nhân Beta - Thalassemia thể nặng bằng kỹ thuật cộng hưởng từ T2*.
9. Eghbali A, Taherahmadi H, Shahbazi M et al (2014). Association between serum ferritin level, cardiac and hepatic T2-star MRI in patients with major beta-thalassemia. Iran J Ped Hematol Oncol 4 (1): 17-21.