Hiệu quả cải thiện chiều cao thân đốt sống của phương pháp tạo hình đốt sống qua da trong điều trị xẹp đốt sống do loãng xương

  • Hoàng Đình Doãn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La
  • Phạm Hồng Đức Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
  • Phạm Hữu Khuyên Bệnh viện hữu nghị Việt Đức
  • Nguyễn Trần Cảnh Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
  • Trịnh Tú Tâm Bệnh viện Hữu Nghị
  • Trần Quang Lộc Bệnh viện hữu nghị Việt Đức

Main Article Content

Keywords

DSA, xẹp đốt sống, tạo hình đốt sống qua da, loãng xương

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả cải thiện chiều cao thân đốt sống của phương pháp tạo hình đốt sống qua da trong điều trị xẹp thân đốt sống do loãng xương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp theo dõi dọc trên 150 bệnh nhân (BN) có xẹp đốt sống do loãng xương được tạo hình đốt sống qua da (THĐSQD) tại Bệnh viện Hữu Nghị từ tháng 01/2017 đến tháng 01/2024. Kết quả: Trong số 150 BN, nữ giới chiếm đa số với 86 BN (57,3%). Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 78,4 ± 8,9 tuổi. Phần lớn BN  được can thiệp 1 đốt sống với 85,3%. Trong số 182 thân đốt sống được THĐSQD, hầu hết là đốt sống thắt lưng với 67%, có 160 đốt sống (87,9%) được tiếp cận qua một cuống và 69,8% đốt sống bơm >5ml cement. So sánh trước chiều cao đốt sống trước can thiệp với ngay sau can thiệp và sau can thiệp 1 năm, chiều cao thân đốt sống được cải thiện ở cả tường trước, tường giữa, tường sau (p<0,01). Sự chênh lệch chiều cao thân đốt sống ngay sau can thiệp và sau 1 năm là không có sự khác biệt (p>0,05). Kết luận: Phương pháp điều trị THĐSQD giúp cải thiện chiều cao thân đốt sống bị gãy xẹp ngay sau can thiệp và duy trì trong thời gian ít nhất là 1 năm sau can thiệp.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Cosman F, de Beur SJ, LeBoff MS et al (2014) Clinician’s guide to prevention and treatment of osteoporosis. Osteoporos Int 25(10): 2359-2381. doi: 10.1007/s00198-014-2794-2.
2. Galibert P, Deramond H, Rosat P, Le Gars D (1987) Preliminary note on the treatment of vertebral angioma by percutaneous acrylic vertebroplasty. Neurochirurgie 33(2): 166-168.
3. Kawanishi M, Tanaka H, Ito Y, Yamada M, Yokoyama K, Sugie A, Ikeda N (2023) Treatment for Osteoporotic Vertebral Fracture - A Short Review of Orthosis and Percutaneous Vertebroplasty and Balloon Kyphoplasty. Neurospine 20(4):1124-1131.
4. Teng MMH, Wei CJ, Wei LC et al (2003) Kyphosis correction and height restoration effects of percutaneous vertebroplasty. AJNR Am J Neuroradiol 24(9): 1893-1900.
5. Hiwatashi A, Yoshiura T, Yamashita K, Kamano H, Dashjamts T, Honda H (2010) Morphologic change in vertebral body after percutaneous vertebroplasty: follow-up with MDCT. Am J Roentgenol 195(3): 207-212. doi:10.2214/AJR.10.4195.
6. Chang CY, Teng MMH, Wei CJ, Luo CB, Chang FC (2006) Percutaneous vertebroplasty for patients with osteoporosis: A one-year follow-up. Acta Radiol Stockh Swed 1987 47(6): 568-573. doi:10.1080/02841850600690405.
7. Voormolen MHJ, Mali WPTM, Lohle PNM et al (2007) Percutaneous vertebroplasty compared with optimal pain medication treatment: short-term clinical outcome of patients with subacute or chronic painful osteoporotic vertebral compression fractures. The VERTOS Study. AJNR Am J Neuroradiol 28(3): 555-560.
8. Hiwatashi A, Moritani T, Numaguchi Y, Westesson PL (2003) Increase in vertebral body height after vertebroplasty. AJNR Am J Neuroradiol 24(2): 185-189.