Kết hợp phẫu thuật tạo hình hộp sọ với đặt dẫn lưu não thất - ổ bụng điều trị giãn não thất sau phẫu thuật mở sọ giảm áp: Phân tích 34 bệnh nhân
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Tìm hiểu thời điểm tối ưu của phẫu thuật tạo hình hộp sọ và phẫu thuật dẫn lưu não thất - ổ bụng liên quan đến các biến chứng sau phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu 34 bệnh nhân giãn não thất sau phẫu thuật mở sọ giảm áp, được kết hợp giữa phẫu thuật tạo hình hộp sọ và dẫn lưu não thất - ổ bụng đồng thời và theo giai đoạn từ tháng 1 năm 2018 và tháng 1 năm 2023 với thời gian theo dõi ít nhất 6 tháng. Đặc điểm của bệnh nhân, kết quả lâm sàng và biến chứng đã được thu thập và phân tích. Kết quả: 13 bệnh nhân giãn não thất được thực hiện đồng thời hai phẫu thuật và 21 bệnh nhân được phẫu thuật theo giai đoạn. Tỷ lệ biến chứng chung là 35,3%. Những bệnh nhân được phẫu thuật tạo hình hộp sọ đồng thời với dẫn lưu não thất - ổ bụng có tỷ lệ biến chứng cao hơn đáng kể so với những bệnh nhân trải qua phẫu thuật theo giai đoạn (46,1% so với 28,6%, p<0,05). Kết luận: Kết quả cho thấy rằng những bệnh nhân trải qua phẫu thuật tạo hình hộp sọ và dẫn lưu não thất - ổ bụng theo giai đoạn cho hiệu quả tốt hơn do tỷ lệ biến chứng thấp hơn.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Vedantam A, Yamal JM, Hwang H, Robertson CS, Gopinath SP (2018) Factors associated with shunt-dependent hydrocephalus after decompressive craniectomy for traumatic brain injury. J Neurosurg 128(5): 1547-1552.
3. Honeybul S, Ho KM (2014) Decompressive craniectomy for severetraumatic brain injury: The relationship between surgical complications and the prediction of an unfavourable outcome. Injury 45(9): 1332-1339.
4. Gudeman SK, Kishore PR, Becker DP et al (1981) Computed tomography in the evaluation of incidence and significance of post-traumatic hydrocephalus. Radiology 141(2): 397–402.
5. Sahuquillo J, Arinan F (2006) Decompressive craniectomy for the treatment of refractory high intracranial pressure in traumatic brain injury. Cochrane Database Syst Rev 25(1): 003983.
6. Gill JH, Choi HH, Lee SH, Jang KM, Nam TK, Park YS, Kwon JT (2021) Comparison of postoperative complications between simultaneous and staged surgery in cranioplasty and ventriculoperitoneal shunt placement after decompressive craniectomy. Korean J Neurotrauma (2): 100-107. doi: 10.13004/kjnt.2021.17.e20. PMID: 34760820; PMCID: PMC8558027.
7. Heo J, Park SQ, Cho SJ, Chang JC & Park HK (2014) Evaluation of simultaneous cranioplasty and ventriculoperitoneal shunt procedures: Clinical article. Journal of neurosurgery 121(2): 313-318.
8. Schuss P, Borger V, Güresir Á, Vatter H, Güresir E (2015) Cranioplasty and ventriculoperitoneal shunt placement after decompressive craniectomy: Staged surgery is associated with fewer postoperative complications. World Neurosurg 84(4): 1051-1054. doi: 10.1016/j.wneu.2015.05.066.