Sự thay đổi của một số chỉ số cầm đông máu ở người bệnh ghép gan từ người cho sống tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Thị Vân Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lý Tuấn Khải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Văn Thành Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hồ Xuân Trường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ghép gan từ người cho sống, các chỉ số cầm đông máu

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi và đánh giá mối tương quan của một số chỉ số cầm đông máu trong quá trình ghép ở người bệnh ghép gan từ người cho sống. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả ở 121 người bệnh được ghép gan từ người cho sống, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 01/2020 đến tháng 3/2023 về kết quả xét nghiệm số lượng tiểu cầu (SLTC), tỉ lệ prothrombin (PT%), tỉ số thromboplastin từng phần hoạt hóa (rAPTT), Fibrinogen và một số chỉ số của ROTEM ở các thời điểm: Trước ghép, không gan, tái tưới máu và ngay sau ghép của quá trình ghép gan. Kết quả: Xét nghiệm PT%, rAPTT, Fibrinogen thay đổi rõ nhất ở thời điểm tái tưới máu và bắt đầu cải thiện dần ở thời điểm ngay sau ghép. SLTC giảm ở cả bốn thời điểm và giảm nặng nhất ở thời điểm ngay sau ghép. Chỉ số CT INTEM kéo dài ở thời điểm tái tưới máu. Chỉ số CT EXTEM bình thường trong suốt quá trình ghép gan. Các chỉ số A5, A10, MCF của EXTEM, FIBTEM giảm ở thời điểm tái tưới máu và giảm nhất ngay sau ghép. PT% và CT EXTEM tương quan nghịch ở mức độ vừa. CT INTEM và rAPTT, Fibrinogen và A10 EXTEM, A10 FIBTEM tương quan chặt. SLTC tương quan rất chặt với A10, MCF EXTEM. Kết luận: Các xét nghiệm cầm đông máu bắt đầu thay đổi ở thời điểm không gan và rõ nhất ở thời điểm tái tưới máu, cải thiện dần ở thời điểm ngay sau ghép. Có mối tương quan từ mức độ vừa đến chặt giữa các chỉ số ROTEM với SLTC, PT%, rAPTT, Fibrinogen ở các giai đoạn ghép gan.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trefts E, Gannon M, Wasserman DH (2017) The liver. Curr Biol 27(21): 1147-1151.
2. Jadlowiec CC, Taner T (2016) Liver transplantation: Current status and challenges. World journal of gastroenterology 22(18): 4438-4445.
3. De Pietri L, Ragusa F, Deleuterio A, Begliomini B, Serra V (2016) Reduced Transfusion During OLT by POC Coagulation Management and TEG Functional Fibrinogen: A Retrospective Observational Study. Transplant Direct 2(1): 49.
4. Görlinger K, Dirkmann D, Mueller-Beissenhirtz H, Paul A, Hartmann M, Saner F (2010) Thromboelastometry-based perioperative coagulation management in visceral surgery and liver transplantation: Experience of 10 years and 1105 LTX2010. Liver Transplant. 16. S86.
5. Đỗ Trung Phấn (2003) Giá trị sinh học về Huyết học. Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - Thế kỷ XX. Hà Nội, Bộ Y tế, NXB Y học.
6. Song JG, Jeong SM, Jun IG, Lee HM, Hwang GS (2014) Five-minute parameter of thromboelastometry is sufficient to detect thrombocytopenia and hypofibrinogenaemia in patients undergoing liver transplantation. Br J Anaesth 112(2): 290-297.
7. Hashir A, Singh SA, Krishnan G, Subramanian R, Gupta S (2019) Correlation of early ROTEM parameters with conventional coagulation tests in patients with chronic liver disease undergoing liver transplant. Indian J Anaesth 63(1): 21-25.
8. Li L, Wang H, Yang J, Jiang L, Yang J, Wang W, et al. Immediate postoperative low platelet counts after living donor liver transplantation predict early allograft dysfunction. Medicine (Baltimore) 94(34): 1373.
9. Kang YG, Martin DJ, Marquez J, Lewis JH, Bontempo FA, Shaw BW et al (1985) Intraoperative changes in blood coagulation and thrombelastographic monitoring in liver transplantation. Anesth Analg 64(9): 888-896.
10. Lê Quang Thắng, Nguyễn Quang Nghĩa, Ninh Việt Khải, Trần Minh Tuấn, Trần Hà Phương, Hoàng Tuấn, Trần Đình Dũng, Đỗ Hải Đăng (2023) Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật ghép gan tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2016-2021. Tạp chí Y học Việt Nam (523), tr. 17-21.
11. Roullet S, Pillot J, Freyburger G, Biais M, Quinart A, Rault A et al (2010) Rotation thromboelastometry detects thrombocytopenia and hypofibrinogenaemia during orthotopic liver transplantation. Br J Anaesth 104(4): 422-428.
12. Bansal S, Garg A, Khatuja A, Ray R, Bora G (2021) An Observational Study of Hemostatic Profile during Different Stages of Liver Transplant Surgery Using Laboratory-Based Tests and Thromboelastography. Anesth Essays Res 15(2): 194-201.
13. Moriau M, Kestens PJ, Masure R (1969) Heparin and antifibrinolytic agents during experimental hepatectomy and liver transplantation. Pathol Eur 4(2): 172-182.
14. Senzolo M, Burra P, Cholongitas E, Burroughs AK (2006) New insights into the coagulopathy of liver disease and liver transplantation. World journal of gastroenterology 12(48): 7725-7736.
15. Novakovic Anucin S, Kosanovic D, Gnip S, Canak V, Cabarkapa V, Mitic G (2015) Comparison of standard coagulation tests and rotational thromboelastometry for hemostatic system monitoring during orthotopic liver transplantation - results from a pilot study. Med Pregl 68(9-10): 301-307.
16. Kamel Y, Hassanin A, Ahmed AR, Gad E, Afifi M, Khalil M et al (2018) Perioperative thromboelastometry for adult living donor liver transplant recipients with a tendency to hypercoagulability: A prospective observational cohort study. Transfus Med Hemother 45(6): 404-412.
17. Stancheva A, Spassov L, Tzatchev K (2011) Correlation between rotation thrombelastometry ROTEM analysis and standard haemostatic parameters during liver transplantation. Clin Lab 57(5-6): 407-413.