Khảo sát đặc điểm lâm sàng, siêu âm tĩnh mạch và kĩ thuật can thiệp ở bệnh nhân suy tĩnh mạch hiển lớn được điều trị bằng năng lượng sóng có tần số radio với ống thông CR45i

  • Đinh Quang Huy Bệnh viện Tim Hà Nội
  • Phạm Thái Giang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Điện Biên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Suy tĩnh mạch, năng lượng sóng có tần số radio, tĩnh mạch hiển lớn

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, siêu âm tĩnh mạch và kĩ thuật can thiệp ở bệnh nhân suy tĩnh mạch hiển lớn (TMHL) được điều trị bằng năng lượng sóng có tần số radio với ống thông CR45i. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 232 bệnh nhân (BN) với 352 chân bị suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính biểu hiện bởi dòng trào ngược > 0,5s trên siêu âm Doppler và có phân độ lâm sàng từ C2 đến C6, được điều trị bằng năng lượng sóng có tần số radio tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 12 năm 2020. Các BN được hỏi bệnh, khám lâm sàng, siêu âm Doppler tĩnh mạch chi dưới, can thiệp dưới hướng dẫn siêu âm. Kết quả: Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 55,4 ± 13,1; trong đó chủ yếu các BN là nữ giới chiếm 82,8%. BMI trung bình của các đối tượng là 20,9 ± 2,4. Triệu chứng cơ năng hay gặp nhất là mỏi căng bắp chân (96,3%), đau tức mắt cá chân (84,9%), chuột rút về đêm (80,4%), rối loạn cảm giác (74,1%) và phù nề chân (57,7%). Phân loại lâm sàng chủ yếu là C2 (75,3%) và C3 (18,2%). Điểm VCSS trung bình là 7,9 ± 1,4; điểm CIVIQ-20 trung bình là 44,5 ± 3,9. Đường kính (ĐK) trung bình gần quai TMHL là 7,7 ± 1,1mm; thời gian dòng trào ngược (DTN) trung bình gần quai TMHL là 1,9 ± 0,7s. Chiều dài trung bình đoạn TMHL được can thiệp là 35,5 ± 5,9cm với thời gian đốt trung bình là 449,8 ± 71,3s. Kết luận: Triệu chứng cơ năng của các BN là đa dạng và phân loại lâm sàng chủ yếu là CEAP 2 và 3.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Attaran RR, Carr JG (2023) Chronic venous disease of the lower extremities: A state-of-the art review. Journal of the Society for Cardiovascular Angiography & Interventions 2(1).
2. Khilnani NM, Grassi CJ, Kundu S et al (2010) Multi-society consensus quality improvement guidelines for the treatment of lower-extremity superficial venous insufficiency with endovenous thermal ablation from the Society of Interventional Radiology, Cardiovascular Interventional Radiological Society of Europe, American College of Phlebology and Canadian Interventional Radiology Association. Journal of vascular and interventional radiology. JVIR 21(1): 14-31.
3. Nguyễn Trung Anh (2017) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính của phương pháp gây xơ bằng thuốc và laser nội tĩnh mạch. Luận án tiến sĩ.
4. Merchant RF, Pichot O (2005) Long-term outcomes of endovenous radiofrequency obliteration of saphenous reflux as a treatment for superficial venous insufficiency. Journal of Vascular Surgery: Venous and Lymphatic Disorders 42(3): 502-510.
5. Tamura K, Maruyama T (2017) Mid-term report on the safety and effectiveness of endovenous Radiofrequency Ablation for Varicose Veins. Ann Vasc Dis 10 (4): 398-401.
6. Proebstle (2011) Three-year European follow-up of endovenous radiofrequency-powered segmental thermal ablation of the great saphenous vein with or without treatment of calf varicosities. J Vasc Surg 54 (1): 146-152.
7. Nguyễn Vân Anh (2014) Đánh giá hiệu quả sớm điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới bằng sóng có tần số radio. Luận văn thạc sĩ.
8. Orhurhu V, Chu R, Xie K et al (2021) Management of Lower Extremity Pain from Chronic Venous Insufficiency: A Comprehensive Review. Cardiology and Therapy 10 (1): 111-140.
9. Almeida JI, Kaufman J, Göckeritz O et al (2009) Radiofrequency endovenous ClosureFAST versus laser ablation for the treatment of great saphenous reflux: A multicenter, single-blinded, randomized study (RECOVERY study). J Vasc Interv Radiol 20(6): 752-759.